Đây là quan điểm của Konstantinos Dedes, luật sư Hy Lạp nổi tiếng, Lãnh sự danh dự của Liên bang Nga tại khu vực Peloponnese, mà ông chia sẻ tại hội thảo quốc tế "các vấn đề pháp lý và xã hội của cuộc khủng hoảng di cư. Kinh nghiệm quốc tế".
Theo ông, kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng ở Ukraina, "các quốc gia châu Âu, vốn trước nay vẫn dựa trên các nguyên tắc yêu thương, khaisáng, tình huynh đệ, bình đẳng, giờ đây theo đuổi chính sách phân biệt chủng tộc, ruồngrẫy công dân Nga."
"Họ đã tịch thu tài sản của các cá nhân. Luật nào cho phép tịch thu tài sản của các cá nhân nếu quốc gia là quê hương của chủ sở hữu xung đột với một quốc gia láng giềng khác? Ukraina không phải là thành viên của Liên minh châu Âu và NATO. Vậy chiểu theo luật nào?" – Dedes đặt câu hỏi.
Luật sư nói rằng ông đã học luật học ở Hy Lạp, Ý và các nước khác, điều này không quy định trong pháp luật ở bất kỳ đâu. Theo ông, những người Nga mua tài sản ở Hy Lạp giờđây không thể nhận giấy phép cư trú.
Chủ đề về thái độ khác nhau đối với người di cư từ các quốc gia khác nhau, phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa dân túy cũng được cựu Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Tài chính Hy Lạp Nadia Valavani đề cập đến.
"Sự phân biệt chủng tộc vốn có trong xã hội của chúng ta," - cô nói.
Nói về những người tị nạn từ Ukraina, chính trị gia cho biết các thành phố châu Âu phủ đầy cờ Ukraina, quốc ca Ukraina vang lên khắp nơi và các quan chức cấp cho họ giấy phép cư trú và làm việc rất nhanh.
"Ngay cả Ba Lan, quốc gia từ chối tiếp nhận thậm chí một người tị nạn từ Syria, giờ đây đang tiếp nhận người tị nạn Ukraina. Đây là cách thức cỗ máy tuyên truyền hoạt động", - chính trị gia này nói.
Cô tin rằng trong bối cảnh viện trợ được phân bổ cho Ukraina ngày càng nhiều, giá cả tăng, tình yêu tưởng tượng dành cho người tị nạn rồisẽ sớm biến mất.