“Scholz gần đây đã tuyên bố rằng dù thế nào thì cũng sẽ có quân đội Đức, đó sẽ là quân đội mạnh nhất ở châu Âu. Tôi sẽ lưu ý một cách hết sức cẩn thận đến những lời này của ông Scholz, người một mặt đang kiềm chế số vũ khí mà nhiều nước đang cố gắng cung cấp cho Ukraina”, - nhà nghiên cứu chính trị phát biểu trên sóng đài phát thanh “Tiếng nói Moskva”.
Theo quan điểm của ông, tiết chế trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraina đối với Đức có thể là một "mánh khóe" và một trò chơi chống lại Anh và Mỹ, những nước mà CHLB Đức muốn thoát khỏi ảnh hưởng.
Vào ngày 31 tháng 5, Thủ tướng Olaf Scholz đã công bố kế hoạch của Berlin biến Bundeswehr thành quân đội lớn nhất ở châu Âu trong NATO. Ông biện minh cho những kế hoạch này là để tăng cường an ninh cho CHLB Đức và các đồng minh.
Việc Chính phủ và Đảng Bảo thủ của Đức đồng ý phân bổ 100 tỷ euro cho việc hiện đại hóa Lực lượng vũ trang nước mình được biết đến ngày 30/5. Cần lưu ý rằng thỏa thuận sẽ cho phép Berlin "trung bình trong vài năm" đạt được mục tiêu của các nước NATO là thống nhất ngân sách dành cho quốc phòng tương đương 2% GDP.
Trước đó, Đức đã quyết định tăng khoản đóng góp quân sự cho ngân sách NATO với số tiền tương đương 2% GDP. Trước khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt để bảo vệ Donbass, Berlin đã tích cực chống lại sức ép từ Hoa Kỳ và NATO đối với các nước trong liên minh nhằm tăng chi tiêu quốc phòng của họ. Trong 8 năm qua, chi tiêu quốc phòng của Đức nằm trong khoảng từ 1,1 đến 1,5% GDP.