"Hoa Kỳ đang chuyển giao các tổ hợp cho Ukraina hoàn toàn chỉ để phô trương lập trường. Các hệ thống tên lửa phản lực phóng loạt sẽ không giúp giành thế áp đảo, và các bên cần hiểu điều này", - tác giả bài viết trên Global Times nhắc nhở.
Không nên phóng đại sức mạnh của thứ vũ khí mà các binh sĩ Ukraina còn chưa được huấn luyện vận hành và không biết cách sử dụng, - ấn phẩm lưu ý.
Trước đó, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Colin Kahl thông báo rằng trong gói hỗ trợ quân sự mới của Hoa Kỳ dành cho Ukraina gồm 4 hệ thống tên lửa phản lực phóng loạt HIMARS hiện đại có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách tới 80 km.
Ukraina và Hoa Kỳ - liệu có thể tin cậy?
Washington tuyên bố họ có đảm bảo là lời hứa từ chính quyền Ukraina – sẽ không sử dụng HIMARS để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Vladimir Zelensky đã công khai xác nhận là có thỏa thuận như vậy. Đồng thời, nghị sĩ Verkhovnaya Rada Egor Chernev để ngỏ khả năng pháo kích vào các chủ thể của Nga, còn Đại sứ Hoa Kỳ tại Kiev Bridget Brink thì nói rằng Washington sẽ không điều chỉnh tầm bắn của các hệ thống HIMARS sẽ chuyển giao cho Ukraina.
Như ông Vasily Nebenzya Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc đã tuyên bố tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an, phương Tây đang phạm tội ác chiến tranh bằng cách bơm vũ khí cho Ukraina. Dù cho Washington lập luận thế nào chăng nữa, bất kỳ đợt cung cấp quân sự cho Kiev đều đẩy tăng nguy cơ xảy ra cuộc đụng độ trực tiếp giữa Nga và Hoa Kỳ.