Việt kiệu thư: Trí thức Trung Hoa thế kỷ XVI nghĩ gì về Việt Nam?

Theo các chuyên gia sử học, tác phẩm Việt kiệu thư của Lý Văn Phượng, một trí thức sống ở thời nhà Minh vào thế kỷ XVI, có thể xem là bộ sách giá trị nhất về Việt Nam dưới lăng kính các học giả Trung Quốc.
Sputnik
Việt kiệu thư tập hợp những ghi chép nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết hình thế núi sông, hành chính, nhân vật lịch sử, phong tục tập quán Đại Việt của quan lại, triều đình người Hán.
Với tư cách là một tập sử liệu nhằm phục vụ cho việc quân sự, Việt kiệu thư chứa đựng nhiều thông tin đa chiều về Đại Việt.

Ra mắt sách Việt kiệu thư của Lý Văn Phượng

Ngày 3/6, MaiHaBooks đã cùng với ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội và NXB Khoa học xã hội tổ chức talkshow: Lịch sử và tư liệu: Việt Nam trong hiểu biết của giới trí thức Trung Hoa thế kỷ XVI.
Talkshow được tổ chức nhân dịp ra mắt bộ sách Việt kiệu thư, một tác phẩm của Lý Văn Phượng. Ông là một trí thức sống ở thời nhà Minh, làm nhiệm vụ quản lý, giám sát các hoạt động quân đội, bao gồm luyện tập tuần phòng, bố trí đồn sở, các việc liên quan đến binh dịch tại Quảng Đông, Vân Nam.
Việt kiệu thư do Công ty MaiHaBooks phối hợp với và Nhà xuất bản Khoa học xã hội tổ chức dịch và phát hành. Bộ sách gồm 3 cuốn, là bản dịch đầy đủ, trọn vẹn, có in kèm chữ Hán của bản gốc “Việt kiệu thư” (20 quyển).
Nền tảng giáo dục kỹ thuật số của Nga có kế hoạch hoạt động tại Việt Nam
Ban biên dịch và thẩm định bộ sách gồm các chuyên gia sử học và Hán Nôm của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, có thể kể đến như PGS.TS. Đặng Hồng Sơn, TS. Vũ Đường Luân và ThS. Nguyễn Ngọc Phúc.
Đặc biệt, bản dịch Việt kiệu thư này có tới gần 3.500 chú thích. ThS. Nguyễn Ngọc Phúc cho biết, Việt kiệu thư là bộ tư liệu rất đồ sộ, có An Nam chí lược là nguồn tài liệu tham khảo chính. Việt kiệu thư không phải là sách in mà đều là các bản sao. Do vậy, có những bản chép sai, chỗ chép sai.

“Có những chi tiết lại không giống với những bộ sử của Việt Nam. Chúng tôi cũng phải có những chú thích về các chi tiết, có khoảng 3.473 chú thích”, - ông Phúc cho biết.

“Bộ sách giá trị nhất về Việt Nam dưới lăng kính các học giả Trung Quốc”

Tại buổi talkshow, các chuyên gia đã thảo luận, trao đổi về những hiểu biết về Việt Nam của giới trí thức Trung Hoa thế kỷ XVI. Đây là một giai đoạn lịch sử đặc biệt, ghi dấu nhiều diễn biến phức tạp trong quan hệ giữa triều Minh với các triều Hồ, Lê sơ và Mạc.
Trong bối cảnh đó, nhiều ghi chép có hoàn cảnh biên soạn khác nhau lần lượt xuất hiện. Những ghi chép này do nhiều đối tượng, từ sử quan, trí thức quan lại xuất thân Nho học, thậm chí là cả những viên tướng từng trực tiếp cầm quân xâm lược Đại Việt sao soạn.
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam nghiệm thu cả chục đề tài khoa học trong… một ngày
Các ghi chép này nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết, từ hình thế núi sông, diên cách hành chính, nhân vật lịch sử, phong tục tập quán, các sự kiện liên quan đến quan hệ Việt - Trung của quan lại, triều đình người Hán. Việt kiệu thư của Lý Văn Phượng cũng thuộc trong số đó.
Bộ sách được hoàn thành vào tháng 6 năm Canh Tý niên hiệu Gia Tĩnh thứ 19 triều Minh (năm 1540). Đây là biên khảo có giá trị cao, mang tính địa phương chí, địa lý chí, lại cũng là một sử thư cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, lịch sử Việt Nam.
“Đây là một trong những ghi chép nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết hình thế núi sông, hành chính, nhân vật lịch sử, phong tục tập quán nước ta của quan lại, triều đình người Hán”, - GS. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch hội Khoa học lịch sử Việt Nam nhận định.
Theo ông Ngọc, đây là tài liệu quý, phục vụ hiệu quả công tác nghiên cứu lịch sử. Ông chia sẻ, từ khi còn là một sinh viên khoa Sử của Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn), ông đã biết đến cuốn Việt kiệu thư trong thư viện ở dạng chép tay. Mỗi khi cần thông tin trong sách, các sinh viên vẫn phải tự chép lại vào sổ tay của mình.
Sinh viên Trung Quốc
Theo GS Ngọc, những bộ sử của Việt Nam xuất hiện muộn. Trong khi đó, chính sử của Trung Quốc xuất hiện sớm. Trí thức Trung Quốc cũng có truyền thống viết sử lâu đời.

“Có những tư liệu lịch sử dù họ chỉ viết mấy dòng thôi, nhưng là vô giá với chúng ta.Ví dụ như những đoạn viết về nước Văn Lang, nước Âu Lạc, mở ra hướng nghiên cứu nhà nước. Sau này, chúng ta trên cơ sở nghiên cứu sử liệu đó, mở rộng nghiên cứu nguồn dân gian, khảo cổ… thì mới chứng minh, dựng lại được thời Hùng Vương dựng nước”, - GS. Ngọc chia sẻ.

Theo ông, vấn đề của những ghi chép về Việt Nam trong sử Trung Quốc nằm ở chỗ họ ghi theo lăng kính của họ. Chính vì vậy, có những cái xa cách, lệch với sự thật. Do đó, phải so sánh đối chiếu, nghiên cứu liên ngành bài bản để nhận chân được giá trị của nó.

“Thế kỷ 16 là lúc nhà Lê suy tàn, sau đó nhà Mạc lên thay. Quan hệ bang giao với nhà Minh của nhà Mạc, sau này là Lê Trịnh, có nhiều vấn đề. Nhưng đúng lúc đó lại xuất hiện bộ sách Việt kiệu thư. Tôi cho đó là bộ sách giá trị nhất về Việt Nam dưới lăng kính các học giả Trung Quốc”, - GS. Ngọc chia sẻ.

Những điểm đặc biệt

Tại buổi tọa đàm, PGS.TS Đặng Hồng Sơn nhấn mạnh đến sự thú vị của những văn bản, kế sách, biểu hiến kế của quan lại triều Minh khi nhà Mạc thành lập. Có thể tìm thấy một loạt biểu, hiến kế của quan lại triều Minh như thế trong Việt kiệu thư.

“Nhiều biểu tấu bàn nên đánh hay không, nên đối xử với An Nam như thế nào. Có những suy nghĩ khác nhau, quan điểm khác nhau. Tôi nhớ có biểu nói tại sao không nên đánh An Nam, vì đánh rất dễ nhưng quan trọng là bình định được nó”, - PGS. Sơn cho biết.

Huyền thoại Việt Nam trên sân khấu trường đại học ngoại ngữ Nga
Theo ông, có biểu nói đến việc người An Nam có thể rút vào rừng núi. Quan trọng hơn, nếu quân Minh không tiếp được lương thực thì dù có chiếm được nhưng cũng không giữ được lâu dài.
“Việt kiệu thư ra đời thời điểm đó vừa là dạng địa phương chí về một vùng đất, đồng thời tập hợp tư liệu phục vụ cho các hoạt động quân sự nam Trung Hoa thời bấy giờ”, - ông Sơn đánh giá.
Trong khi đó, TS. Vũ Đường Luân lại nhắc đến những văn bản ngoại giao ở cấp độ địa phương mà cuốn sách lưu giữ. Lấy ví dụ, ở Tuyên Quang có một nhân vật nổi tiếng dòng họ Vũ. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, nhân vật này được đề cập đến một cách khá đơn giản.
Tuy nhiên, với nguồn sử liệu từ Minh thực lục và nhiều văn bản ngoại giao cấp độ địa phương, Lý Văn Phượng đã mô tả nhân vật Vũ Văn Uyên này như đại diện chính quyền nhà Lê ở Tuyên Quang. Điều này cho thấy thế lực tương quan trong chiến tranh Lê Mạc.
Việt Nam: Học Lịch sử khó xin việc nhưng bỏ Lịch sử sẽ “rất đau khổ”
Ngoài ra, thông qua tác phẩm Việt kiệu thư, tác giả Lý Văn Phượng cũng đưa ra cái nhìn tổng quan về các thủ lĩnh địa phương.

“Có thể thấy nhiều hoạt động tranh chấp biên giới gắn với hoạt động thủ lĩnh địa phương. Nó phản ánh hoạt động biên giới Việt - Trung thế kỷ 16 sinh động hơn ở những bộ sử chính thống Việt Nam như Đại Việt sử ký toàn thư…”, - TS. Luân nhận định.

Cũng theo ông Luân, một phần trong Việt kiệu thư là thơ văn của các sứ thần sang An Nam. Qua những thơ văn này, có thể thấy nhà Minh nhìn nhận An Nam là vùng đất tươi sáng, văn hiến, có những người giàu văn hóa có thể đối đáp với họ. Các tương tác quan hệ trong Việt kiệu thư không chỉ dừng lại triều cống, chính trị mà còn có những tương tác khác rất con người.
Về phần mình, PGS.TS. Trần Trọng Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng, với tư cách là một tập sử liệu nhằm phục vụ việc quân sự, Việt kiệu thư chứa đựng nhiều thông tin đa chiều về Đại Việt.
Triển lãm-Hội chợ quốc gia "Sách Nga" nhé
Trước hết, cuốn sách là nguồn sử liệu về mối quan hệ giữa triều Hồ, Lê sơ, và Mạc với nhà Minh. Ở những phần sử chí về lịch triều, các sử liệu không mấy khác biệt so với các bộ sử lớn hơn. Nhưng, ở phần sưu tầm về giai đoạn thế kỷ XV-XVI, Việt kiệu thư đem đến nhiều sử kiện và văn kiện mới.

“Đây rõ ràng là nguồn tư liệu rất quan trọng để nghiên cứu về lịch sử quan hệ bang giao bổ sung cho các pho chính sử của cả hai phía”, - PGS.TS. Trần Trọng Dương nhấn mạnh.

Thảo luận