https://kevesko.vn/20220522/viet-nam-hoc-lich-su-kho-xin-viec-nhung-bo-lich-su-se-rat-dau-kho-15298199.html
Việt Nam: Học Lịch sử khó xin việc nhưng bỏ Lịch sử sẽ “rất đau khổ”
Việt Nam: Học Lịch sử khó xin việc nhưng bỏ Lịch sử sẽ “rất đau khổ”
Sputnik Việt Nam
Các ý kiến được nêu ra tại phiên họp toàn thể lần thứ ba Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ môn Lịch sử là môn học bắt... 22.05.2022, Sputnik Việt Nam
2022-05-22T18:19+0700
2022-05-22T18:19+0700
2022-05-22T18:19+0700
việt nam
giáo dục
bộ giáo dục và đào tạo
cải cách
học sinh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/16/15297850_0:92:1773:1089_1920x0_80_0_0_40210c4030b0b775287c86747ff13499.jpg
Các đại biểu cho rằng, mấu chốt vấn đề nằm ở việc thay đổi cách dạy và học môn Lịch sử.Học lịch sử rất khó xin việcSáng 22/5, Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể thảo luận chương trình dạy Lịch sử bậc THPT.Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh chủ trì Phiên toàn thể.Phát biểu khai mạc, ông Vinh cho hay, phiên họp này xem xét, thảo luận nhiều nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách gồm: Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi); Báo cáo chuyên đề về “việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với môn Lịch sử cấp Trung học phổ thông”; Báo cáo kết quả giám sát “việc quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội và các dịch vụ nội dung thông tin, truyền thông khác trên mạng Internet”.Bên cạnh đó, Ủy ban cũng đã gửi các Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện quyền trẻ em và việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan đến trẻ em; Báo cáo kết quả hoạt động của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục từ Kỳ họp thứ Hai đến Kỳ họp thứ ba và dự kiến công tác 6 tháng cuối năm 2022… đến các thành viên Ủy ban để nghiên cứu.Đại biểu Hà Ánh Phượng (Đoàn Phú Thọ) nêu quan điểm, học sinh lứa tuổi từ lớp 10 đến lớp 12 có nhân sinh quan tốt hơn, khi tiếp cận môn lịch sử sẽ ở tâm thế khác. Bà Phượng cho rằng, nếu đưa môn lịch sử thành tự chọn, tính tự học ở các em THPT ở Việt Nam chưa cao.Nữ đại biểu đoàn Phú Thọ lấy ví dụ một số nước như Nhật Bản từng đưa môn lịch sử thành lựa chọn nhưng sau đó đã quay lại bắt buộc dạy học môn học này.Do đó, nữ đại biểu Hà Ánh Phượng cho rằng mấu chốt là phải đổi mới kiểm tra đánh giá môn lịch sử, không bắt học sinh phải ghi nhớ máy móc và học thuộc lòng quá nhiều.Bà Ánh Phượng cũng lưu ý, nhiều giáo viên đã nỗ lực đổi mới cách thức dạy học môn lịch sử bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng nếu kiểm tra, đánh giá, thi cử không thay đổi thì sẽ không tác động tích cực đến quá trình dạy và học môn học này.Tránh chạy theo dư luận “giật tít” bỏ môn Lịch sửPhát biểu tại phiên làm việc, đại biểu Nguyễn Thị Xuân, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, đề nghị khi bàn luận về chương trình môn học này.Nữ đại biểu cũng đề nghị ngành giáo dục cần thay đổi cách tiếp cận môn lịch sử trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy và học tạo hứng thú cho học sinh. Đặc biệt, cần có đầu tư, quan tâm hơn nữa trong việc dạy môn lịch sử đúng với tầm quan trọng vốn có của nó.Vị Ủy viên thường trực Ủy ban QP&AN hy vọng Bộ GD&ĐT tới đây sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, thận trọng trong quá trình lắng nghe tiếp thu ý kiến, có bước đi và cách làm phù hợp trong việc triển khai dạy học môn lịch sử theo chương trình giáo dục phổ thông mới.Đại biểu Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa, đến thời điểm này đặt vấn đề sửa chương trình môn lịch sử từ lựa chọn thành bắt buộc ở cấp THPT là rất khó khi mà thời gian các địa phương phải chọn sách giáo khoa mới cho năm học mới đã cận kề.Ở góc độ quản lý giáo dục ở địa phương, ông Thức đề xuất, trước mắt năm học tới Bộ GD&ĐT có thể “xử lý” bằng cách chỉ đạo lựa chọn có tính định hướng, tập trung với môn lịch sử.Không đồng tình đưa môn Lịch sử làm môn học tự chọnPhó chủ nhiệm Nguyễn Thị Mai Hoa đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến cử tri, nhân dân, quy định Lịch sử là môn học bắt buộc đối với cấp THPT trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục nhấn mạnh, đa số thành viên Ủy ban “không đồng tình” việc đưa Lịch sử bậc THPT thành môn lựa chọn.Ủy ban đánh giá, Lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục chính trị, tư tưởng với thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử.Đặc biệt, học sinh THPT (15-17 tuổi) có sự trưởng thành về nhận thức, là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội, các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, định hướng giá trị của con người. Theo bà Hoa, việc bồi dưỡng kiến thức lịch sử cho học sinh THPT là cần thiết nhằm phát triển toàn diện, khêu gợi khát vọng phát triển đất nước phồn vinh.Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cũng có chung quan điểm Lịch sử phải là môn học bắt buộc vì thực tế học sinh THPT không mặn mà với môn học này, điểm số tại nhiều kỳ thi rất kém.Theo bà Nga, nguyên nhân không hẳn do Lịch sử không hấp dẫn mà chương trình nặng về "hàn lâm, ôm đồm và cách trình bày khá tẻ nhạt". Do đó, vị đại biểu đề nghị thay đổi theo hướng khuyến khích các em nhìn nhận, đánh giá chứ không chỉ thụ động tiếp thu.Bà Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng, quan trọng là phải xây dựng chương trình môn học như thế nào, dạy học ra sao để học sinh yêu thích môn Lịch sử.Bà Thúy bày tỏ, sửa môn lịch sử thành bắt buộc không đơn giản như gõ bàn phím, thay từ “lựa chọn” thành “bắt buộc” là xong”. Nếu sửa chương trình thành bắt buộc thì phải sửa cả chương trình môn học này ở cấp trung học cơ sở vì hiện nay chương trình phân môn lịch sử ở cấp trung học cơ sở đã đưa toàn bộ những nội dung nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, cốt lõi về lịch sử Việt Nam và thế giới.Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, khẳng định, về chuyên môn, chương trình giáo dục phổ thông mới có sự tiến bộ, có đổi mới, công phu.Không để lãng quên quá khứChương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam được thông qua từ năm 2018. Sau 4 năm chuẩn bị, khi sắp được triển khai với lớp 10, chương trình vấp phải nhiều ý kiến tranh cãi về việc để Lịch sử là môn lựa chọn.Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến phản đối. Nhiều người cho rằng như vậy là không thỏa đáng với vị trí đặc biệt quan trọng của môn học, thậm chí lo ngại Lịch sử nếu không được giảng dạy đầy đủ trong nhà trường sẽ khiến các thế hệ sau “lãng quên quá khứ”.Giữa tháng 4, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định việc bố trí môn Lịch sử trong chương trình mới vẫn đáp ứng được yêu cầu giáo dục môn học này cho học sinh phổ thông.Chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn giáo dục cơ bản (năm năm tiểu học và bốn năm THCS) nhằm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (ba năm THPT) bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông.Ở cấp THCS của giai đoạn cơ bản, Lịch sử được dạy từ lớp 6 đến 9, trang bị cho học sinh kiến thức cốt lõi của toàn bộ lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại.Theo Bộ Giáo dục, ở giai đoạn này, trong toàn cấp THCS, tất cả học sinh đều được học lịch sử dân tộc Việt Nam đầy đủ, toàn diện.Ở cấp THPT, giai đoạn định hướng nghề nghiệp, Lịch sử được bố trí là một môn trong tổ hợp xã hội. Các chuyên đề, chủ đề của môn Lịch sử là những nội dung chuyên sâu. Học sinh không học thiên về khoa học xã hội vẫn có thể lựa chọn Lịch sử nếu thấy môn này cần thiết cho bản thân hoặc cần thiết để phục vụ nghề nghiệp mà các em lựa chọn.Chương trình mới cũng dành 20% thời lượng cho lịch sử địa phương, do các địa phương tự biên soạn đưa vào giảng dạy.Trước đó, phát biểu về vấn đề này, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho biết, ông đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo nghiên cứu rà soát cùng Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội nghiên cứu đánh giá lại cho thật kỹ, công bố những cái số liệu để nhân dân cả nước biết. Trung ương cũng đang chỉ đạo để rà soát, xem xét làm rõ lại.Hôm nay, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp thu và quy định môn học lịch sử cấp trung học phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là môn học bắt buộc. 100% thành viên của Ủy ban có mặt tại phiên họp giơ tay đồng thuận, “không có ý kiến khác”.
https://kevesko.vn/20220521/gioi-tre-viet-nam-can-biet-chang-ve-lich-su-nuoc-nha-15283945.html
https://kevesko.vn/20220516/co-hay-khong-viec-dua-mon-lich-su-o-bac-thpt-la-mon-tu-chon-15205557.html
https://kevesko.vn/20220514/chu-tich-nuoc-phat-giao-viet-nam-gan-lien-voi-lich-su-dan-toc-15185852.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/16/15297850_98:0:1673:1181_1920x0_80_0_0_7204a226167af4a2687447b9a0b40cd8.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, giáo dục, bộ giáo dục và đào tạo, cải cách, học sinh
việt nam, giáo dục, bộ giáo dục và đào tạo, cải cách, học sinh
Các đại biểu cho rằng, mấu chốt vấn đề nằm ở việc thay đổi cách dạy và học môn Lịch sử.
Học lịch sử rất khó xin việc
Sáng 22/5,
Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể thảo luận chương trình dạy Lịch sử bậc THPT.
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh chủ trì Phiên toàn thể.
Phát biểu khai mạc, ông Vinh cho hay, phiên họp này xem xét, thảo luận nhiều nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách gồm: Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi); Báo cáo chuyên đề về “việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với môn Lịch sử cấp Trung học phổ thông”; Báo cáo kết quả giám sát “việc quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội và các dịch vụ nội dung thông tin, truyền thông khác trên mạng Internet”.
Bên cạnh đó, Ủy ban cũng đã gửi các Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện quyền trẻ em và việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan đến trẻ em; Báo cáo kết quả hoạt động của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục từ Kỳ họp thứ Hai đến Kỳ họp thứ ba và dự kiến công tác 6 tháng cuối năm 2022… đến các thành viên Ủy ban để nghiên cứu.
Đại biểu Hà Ánh Phượng (Đoàn Phú Thọ) nêu quan điểm, học sinh lứa tuổi từ lớp 10 đến lớp 12 có nhân sinh quan tốt hơn, khi tiếp cận môn lịch sử sẽ ở tâm thế khác. Bà Phượng cho rằng, nếu đưa môn lịch sử thành tự chọn, tính tự học ở các em THPT ở Việt Nam chưa cao.
“Trong khi học lịch sử rất khó xin việc thì bao nhiêu em sẽ học?”, - bà Phượng hỏi thẳng và nhấn mạnh, e rằng sẽ xảy ra hệ lụy tương lai sau này.
Nữ đại biểu đoàn Phú Thọ lấy ví dụ một số nước như Nhật Bản từng đưa môn lịch sử thành lựa chọn nhưng sau đó đã quay lại bắt buộc dạy học môn học này.
“Tôi có tâm sự với học sinh lớp tôi thì các em nói không chán hay sợ học môn lịch sử, nhưng các em cho biết đến khi kiểm tra thì thực sự là “ối giời ơi”. Điều này do đề kiểm tra môn sử yêu cầu ghi nhớ, học thuộc lòng quá nhiều sự kiện, số liệu”, - bà Ánh Phượng chia sẻ trên góc độ của một giáo viên dạy Lịch sử.
Do đó, nữ đại biểu Hà Ánh Phượng cho rằng mấu chốt là phải đổi mới kiểm tra đánh giá môn lịch sử, không bắt học sinh phải ghi nhớ máy móc và học thuộc lòng quá nhiều.
Bà Ánh Phượng cũng lưu ý,
nhiều giáo viên đã nỗ lực đổi mới cách thức dạy học môn lịch sử bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng nếu kiểm tra, đánh giá, thi cử không thay đổi thì sẽ không tác động tích cực đến quá trình dạy và học môn học này.
Tránh chạy theo dư luận “giật tít” bỏ môn Lịch sử
Phát biểu tại phiên làm việc, đại biểu Nguyễn Thị Xuân, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, đề nghị khi bàn luận về chương trình môn học này.
“Cần tỉnh táo, tránh chạy theo dư luận giật tít theo hướng bỏ dạy học môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông”, - bà Xuân nói.
Nữ đại biểu cũng đề nghị
ngành giáo dục cần thay đổi cách tiếp cận môn lịch sử trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy và học tạo hứng thú cho học sinh. Đặc biệt, cần có đầu tư, quan tâm hơn nữa trong việc dạy môn lịch sử đúng với tầm quan trọng vốn có của nó.
Vị Ủy viên thường trực Ủy ban QP&AN hy vọng Bộ GD&ĐT tới đây sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, thận trọng trong quá trình lắng nghe tiếp thu ý kiến, có bước đi và cách làm phù hợp trong việc triển khai dạy học môn lịch sử theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đại biểu Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa, đến thời điểm này đặt vấn đề sửa chương trình môn lịch sử từ lựa chọn thành bắt buộc ở cấp THPT là rất khó khi mà thời gian các địa phương phải chọn sách giáo khoa mới cho năm học mới đã cận kề.
Ở góc độ quản lý giáo dục ở địa phương, ông Thức đề xuất, trước mắt năm học tới Bộ GD&ĐT có thể “xử lý” bằng cách chỉ đạo lựa chọn có tính định hướng, tập trung với môn lịch sử.
Không đồng tình đưa môn Lịch sử làm môn học tự chọn
Phó chủ nhiệm Nguyễn Thị Mai Hoa đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến cử tri, nhân dân, quy định Lịch sử là môn học bắt buộc đối với cấp THPT trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.
“Bộ GD&ĐT cần thiết kế khối lượng kiến thức lịch sử phần bắt buộc và phần lựa chọn cho phù hợp”, - bà Mai Hoa nhấn mạnh.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục nhấn mạnh, đa số thành viên Ủy ban “không đồng tình” việc đưa Lịch sử bậc THPT thành môn lựa chọn.
Ủy ban đánh giá, Lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng,
giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục chính trị, tư tưởng với thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử.
“Môn học này còn bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội”, - bà Hoa nói.
Đặc biệt, học sinh THPT (15-17 tuổi) có sự trưởng thành về nhận thức, là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội, các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, định hướng giá trị của con người. Theo bà Hoa, việc bồi dưỡng kiến thức lịch sử cho học sinh THPT là cần thiết nhằm phát triển toàn diện, khêu gợi khát vọng phát triển đất nước phồn vinh.
“Nếu không lựa chọn môn Lịch sử ở cấp THPT (tỷ lệ có thể lên tới 50%), các em sẽ không được tiếp cận với kiến thức rất quan trọng, có ý nghĩa giáo dục đối với lứa tuổi này”, - bà Hoa nêu ý kiến và nói thêm rằng ở nhiều nước, môn Lịch sử bậc THPT luôn “bắt buộc”.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cũng có chung quan điểm Lịch sử phải là môn học bắt buộc vì thực tế học sinh THPT không mặn mà với môn học này, điểm số tại nhiều kỳ thi rất kém.
Theo bà Nga, nguyên nhân không hẳn do Lịch sử không hấp dẫn mà chương trình nặng về "hàn lâm, ôm đồm và cách trình bày khá tẻ nhạt". Do đó, vị đại biểu đề nghị
thay đổi theo hướng khuyến khích các em nhìn nhận, đánh giá chứ không chỉ thụ động tiếp thu.
Bà Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng, quan trọng là phải xây dựng chương trình môn học như thế nào, dạy học ra sao để học sinh yêu thích môn Lịch sử.
Bà Thúy bày tỏ, sửa môn lịch sử thành bắt buộc không đơn giản như gõ bàn phím, thay từ “lựa chọn” thành “bắt buộc” là xong”. Nếu sửa chương trình thành bắt buộc thì phải sửa cả chương trình môn học này ở cấp trung học cơ sở vì hiện nay chương trình phân môn lịch sử ở cấp trung học cơ sở đã đưa toàn bộ những nội dung nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, cốt lõi về lịch sử Việt Nam và thế giới.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, khẳng định, về chuyên môn, chương trình giáo dục phổ thông mới có sự tiến bộ, có đổi mới, công phu.
“Cái nhân dân đề nghị khối kiến thức bắt buộc để tất cả học sinh học. Người ta chỉ đặt vấn đề không cho toàn bộ học sinh khối kiến thức đó chứ không đánh giá về chương trình giáo dục phổ thông”, - ông Vinh nêu rõ.
Không để lãng quên quá khứ
Chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam được thông qua từ năm 2018. Sau 4 năm chuẩn bị, khi sắp được triển khai với lớp 10, chương trình vấp phải nhiều ý kiến tranh cãi về việc để Lịch sử là môn lựa chọn.
Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến phản đối. Nhiều người cho rằng như vậy là không thỏa đáng với vị trí đặc biệt quan trọng của môn học, thậm chí lo ngại Lịch sử nếu không được giảng dạy đầy đủ trong nhà trường sẽ khiến các thế hệ sau “lãng quên quá khứ”.
Giữa tháng 4,
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định việc bố trí môn Lịch sử trong chương trình mới vẫn đáp ứng được yêu cầu giáo dục môn học này cho học sinh phổ thông.
Chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn giáo dục cơ bản (năm năm tiểu học và bốn năm THCS) nhằm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (ba năm THPT) bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông.
Ở cấp THCS của giai đoạn cơ bản, Lịch sử được dạy từ lớp 6 đến 9, trang bị cho học sinh kiến thức cốt lõi của toàn bộ lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại.
Theo Bộ Giáo dục, ở giai đoạn này, trong toàn cấp THCS, tất cả học sinh đều được học lịch sử dân tộc Việt Nam đầy đủ, toàn diện.
Ở cấp THPT, giai đoạn định hướng nghề nghiệp, Lịch sử được bố trí là một môn trong tổ hợp xã hội. Các chuyên đề, chủ đề của môn Lịch sử là những nội dung chuyên sâu. Học sinh không học thiên về khoa học xã hội vẫn có thể lựa chọn Lịch sử nếu thấy môn này cần thiết cho bản thân hoặc cần thiết để phục vụ nghề nghiệp mà các em lựa chọn.
Chương trình mới cũng dành 20% thời lượng cho lịch sử địa phương, do các địa phương tự biên soạn đưa vào giảng dạy.
Trước đó, phát biểu về vấn đề này, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho biết, ông đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo nghiên cứu rà soát cùng Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng
Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội nghiên cứu đánh giá lại cho thật kỹ, công bố những cái số liệu để nhân dân cả nước biết. Trung ương cũng đang chỉ đạo để rà soát, xem xét làm rõ lại.
“Gia đình sẽ như thế nào nếu con cháu ta không biết tổ tiên là ai, làm gì, ở đâu. Quốc gia sẽ thật là đau khổ khi một công dân không biết lịch sử của dân tộc, đất nước mình. Sự quan tâm, lo lắng của cử tri là chính đáng”, - ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.
Hôm nay, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp thu và quy định môn học lịch sử cấp trung học phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là môn học bắt buộc. 100% thành viên của Ủy ban có mặt tại phiên họp giơ tay đồng thuận, “không có ý kiến khác”.