Theo ông Korotchenko, trước hết, Berlin không muốn vượt qua một số "lằn ranh đỏ" nhất định, điều này sẽ khiến quan hệ với Moskva thậm chí rạn nứt lớn hơn nữa và các hành động trả đũa của Nga có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh năng lượng của Đức.
"Thứ hai, hạn chế đối với việc cung cấp vũ khí từ Đức là khả năng các trang bị này sẽ bị tổn thất, do Lực lượng vũ trang Ukraina vẫn sử dụng vũ khí phương Tây không hiệu quả" - chuyên gia Igor Korotchenko nói.
Thời gian và chất lượng quá trình các quân nhân Ukraina học cách sử dụng xe tăng Đức là có vấn đề. Ông Korotchenko giải thích rằng xe tăng là vũ khí tập thể: nó được sử dụng bởi một kíp lái gồm nhiều người, đòi hỏi sự liên kết và phối hợp hành động cao. Ngoài ra, Ukraina cũng không quen thuộc với công nghệ Đức.
"Không thể huấn luyện một cách nhanh chóng và hiệu quả đủ số lượng quân nhân Ukraina trong khung thời gian có thể chấp nhận được. Tất cả kinh nghiệm trước đây cho thấy rằng, mặc dù đã có gói cung cấp kỹ thuật-quân sự khổng lồ kéo dài 3 tháng, Ukraina vẫn chưa thể sử dụng vũ khí phương Tây cung cấp một cách hiệu quả” - chuyên gia Igor Korotchenko nhấn mạnh.
Bơm vũ khí cho Ukraina
Trong bối cảnh chiến dịch đặc biệt của Nga nhằm bảo vệ Donbass bắt đầu từ ngày 24/2, Washington và các đồng minh NATO tiếp tục bơm vũ khí cho Ukraina. Moskva nhiều lần tuyên bố rằng việc cung cấp vũ khí của phương Tây chỉ kéo dài xung đột, và các chuyến hàng viện trợ vũ khí đó là mục tiêu hợp pháp để quân đội Nga tấn công.