“Hiện nay trên thế giới có những tiền đề quan trọng cho cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, nhưng, các nước phương Tây sẽ ít bị hưởng nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Trên thực tế, ngay cả khi giá lương thực tăng, các quốc gia này vẫn có nguồn tài chính để đảm bảo chế độ dinh dưỡng bình thường cho người dân. Ở các nước phương Tây tiêu thụ ngũ ở mức thấp. Dân số các nước này chủ yếu tiêu thụ sữa và thịt, tiêu thụ các sản phẩm khoai tây nhiều hơn bánh mì”.
“Đồng thời, ngũ cốc, đường và dầu thực vật là những thực phẩm chủ yếu của các nước đang phát triển. Pakistan, Ai Cập, Sudan, Yemen, Iran, Iraq, các nước Bắc Phi và các nước châu Phi hạ Sahara đang cần những nguồn cung cấp lương thực này và họ thiếu sản xuất của riêng mình. Các quốc gia này không có đủ dự trữ ngoại hối. Khi giá lương thực tăng cao, họ gặp khó khăn đáng kể và, như trường hợp với các sự kiện Mùa xuân Ả Rập năm 2011, các chính phủ bắt đầu sụp đổ như những quân cờ domino”, - chuyên gia Cengiz Çakır nhận xét.
Nga và Ukraina đóng vai trò quan trọng trong sản xuất lương thực thế giới
Ông cho biết: “Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Và Ukraina đứng ở vị trí thứ năm. Hau quốc gia này cùng nhau cung cấp cho thị trường thế giới 19% lúa mạch, 14% lúa mì và 5% ngô, tức là chiếm hơn một phần ba doanh số bán ngũ cốc thế giới. Hai nước này cung cấp 52% tổng lượng dầu hướng dương xuất khẩu của thế giới, đồng thời cũng chiếm vị trí quan trọng trong xuất khẩu hạt cải dầu”.
“Đại diện thường trực của Nga tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông báo rằng, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, năm nay Nga dự báo bội thu vụ mùa ngũ cốc, từ ngày 1/8 đến cuối năm sẽ có thể xuất khẩu 25 triệu tấn lúa mì thông qua cảng Novorossiysk. Vì vậy, các biện pháp trừng phạt đối với Nga và những lời cáo buộc nước này kích động khủng hoảng lương thực chỉ là một hành động đạo đức giả của phương Tây”.
Các thủy lôi của Ukraina
“Các nước phương Tây đã đồng ý ngả về chính quyền Mỹ trong chính sách của họ đang lâm vào cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng nặng nề, và họ sẽ không thể thực hiện bất kỳ biện pháp hữu hiệu nào trong thời gian ngắn để khắc phục tình trạng này. Các quốc gia này đang mất dần các thị trường lớn. Lạm phát sẽ gia tăng và tình trạng trì trệ kinh tế sẽ ngày càng trầm trọng hơn”.