Nga phá vỡ lá chắn của NATO

MATXCƠVA (Sputnik) - Cuộc khủng hoảng Ukraina đã phơi bày sự yếu kém và chia rẽ trong "lá chắn" của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, nhà báo Simon Tisdall viết trong bài đăng trên The Guardian.
Sputnik
Theo quan điểm của nhà báo, NATO là tổ chức kém gắn kết, không hẳn là hùng mạnh và có tổ chức như cái nhìn đầu tiên.

"Các thành viên châu Âu quan trọng của NATO đang ẩn mình phía sau liên minh. Họ cố tránh né những nghĩa vụ tốn kém trước Kiev mà có thể chọc giận Matxcơva", - tác giả lưu ý.

Như Tisdall chỉ ra, sẽ không thực tế nếu mong đợi sự nhất trí hoàn toàn về chính trị trong một tổ chức lớn như vậy.

"Mâu thuẫn giữa chuyện mỗi thành viên của NATO đều có tiếng nói bình đẳng trong khi thực ra dưới góc độ sức mạnh quân sự thì họ bất bình đẳng một cách vô lý đang cản trở việc thông qua quyết định nhanh chóng và can đảm", - quan sát viên đánh giá.

Chuyên gia: Châu Âu tích trữ khí đốt do rủi ro từ các lệnh trừng phạt chống Nga
Bài báo cũng chỉ ra sự lệ thuộc quá mức vào Hoa Kỳ, không có sự đồng ý của Mỹ thì sẽ chẳng có gì xảy ra và phía sau quyền lực của ai đó có «những kẻ tụt hậu đang ẩn tránh, không chịu trả giá cho con đường họ đi».

"Trên bình diện tổ chức và quân sự, NATO có mặt ở khắp nơi. Có ba trụ sở Bộ chỉ huy thống nhất - ở Ý, Hà Lan và Hoa Kỳ. Nhưng trụ sở chính của liên minh lại đóng tại Bỉ. Thiếu vắng khả năng tương tác nhanh chóng bằng hệ thống vũ khí của các nước khác nhau", - tác giả Simon Tisdall nói thêm.

Ngoài ra, như quan sát viên nhấn mạnh, trong trường hợp tiếp diễn xung đột ở Ukraina, những điểm yếu và chỗ sơ hở của NATO, vốn từ lâu không được chú ý đúng mức, sẽ càng trở nên rõ ràng và nguy hiểm hơn.

Chiến dịch quân sự ở Donbass

Trước đó, trong bài phát biểu trước nhân dân, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass. Ông nhấn mạnh rằng trong kế hoạch của Matxcơva không bao gồm việc chiếm đóng Ukraina, mục đích chỉ nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hóa Ukraina, đồng thời ông nói thêm rằng toàn bộ trách nhiệm với cuộc đổ máu sẽ thuộc về lương tâm của chế độ Kiev. Người đứng đầu Nhà nước Nga nêu mục tiêu của chiến dịch là bảo vệ cư dân của hai nước CHND Donetsk và CHND Lugansk, đã phải chịu đựng chế độ diệt chủng trong suốt tám năm qua.
Theo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Lực lượng vũ trang chỉ tấn công các chủ thể cơ sở hạ tầng quân sự và quân đội Ukraina, và tính đến ngày 25 tháng 3, đã hoàn thành các nhiệm vụ chính của giai đoạn đầu - làm giảm đáng kể tiềm năng chiến đấu của Ukraina.
Thảo luận