Vì sao tuyến du lịch đường thủy quốc tế từ Campuchia đến Phú Quốc có thể thất bại?

Chính quyền Campuchia muốn thu hút du khách từ Phú Quốc, Việt Nam và tính đến việc mở tuyến đường thủy quốc tế giữa Koh Tonsay (tỉnh Kep) đến đảo ngọc Phú Quốc.
Sputnik
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hạn chế về quy định xuất nhập cảnh, yêu cầu thị thực (visa) và đặc sắc trải nghiệm du lịch bờ biển cũng như văn hóa sẽ có thể là rào cản đối với sáng kiến du lịch đường thủy quốc tế từ Kep Campuchia đến Phú Quốc, Kiên Giang của Việt Nam.

Campuchia muốn mở tuyến đường thủy Koh Tonsay, Kep – Phú Quốc

TTG Asia thông tin cho biết kết nối đường thủy Việt Nam-Campuchia giữa đảo Phú Quốc với tỉnh Kep của Campuchia thời gian qua dường như còn ít thu hút sự quan tâm của phương Tây.
Do đó, các chuyên gia trong ngành dự đoán rằng tuyến đường thủy kết nối đảo Phú Quốc của Việt Nam với bờ biển Campuchia sẽ có ảnh hưởng lớn đối với khách du lịch trong khu vực nhưng có thể gây thất vọng đối với các thị trường khách du lịch phương Tây.
Tờ Khmer Times, là nơi sở hữu khu nghỉ mát Kep và thị trấn Kampot, chính quyền tỉnh Kep (Campuchia) đang nỗ lực kết nối du lịch với Phú Quốc (Việt Nam) bằng tàu cao tốc.
Sản phẩm du lịch đường thủy này được dự báo sẽ thu hút du khách trong ASEAN nhờ chính sách miễn thị thực nhập cảnh.
Theo tờ Khmer Times, Bộ Du lịch Campuchia và chính quyền tỉnh Kep đang chuẩn bị mở tuyến đường thủy quốc tế cho khách du lịch đi lại giữa Koh Tonsay (tỉnh Kep) và đảo Phú Quốc của Việt Nam. Sáng kiến này nhằm thu hút khách du lịch nước ngoài từ Việt Nam sang Campuchia, giúp phát triển kinh tế cho người dân ven biển.

“Nhằm nỗ lực thúc đẩy du lịch ở tỉnh Kep của Campuchia - nơi sở hữu những khu nghỉ mát ven biển Kep và thị trấn Kampot ven sông – giới quan chức địa phương đang chuẩn bị phương án kết nối hai điểm đến (giữa Việt Nam và Campuchia) bằng tàu cao tốc”, - Khmer Times nhấn mạnh.

Nguy cơ thất bại?

Ông Jacques Guichandut, Giám đốc điều hành, All Dreams Campuchia, cho biết động thái này sẽ kích thích nhu cầu du lịch đối với hai quốc gia, đặc biệt là đối với khách du lịch trong khu vực, tuy nhiên, sáng kiến mở tuyến đường thủy quốc tế trên lại không hấp dẫn đối với nhóm khách hàng chủ yếu là châu Âu và Mỹ của doanh nghiệp All Dreams Campuchia

“Sáng kiến này sẽ thu hút du khách đến Việt Nam và Campuchia, đặc biệt là từ những quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, đây là sự kết hợp mà chúng tôi sẽ không đưa ra. Điểm thu hút chính của Phú Quốc là các khu nghỉ mát bãi biển, nhưng ở Campuchia, trên đảo Koh Rong và Koh Rong Samloem cũng có các khu nghỉ mát bãi biển như ở Phú Quốc”, - chuyên gia lập luận về nguy cơ thất bại của sáng kiến.

Sinan Thourn, chủ tịch PATA Campuchia và B2B Travel, đồng ý và cho biết Phú Quốc “không phải là lựa chọn cho các chuyến du lịch kết hợp” với khách hàng của ông. Thay vào đó, họ thích kết nối với các điểm đến của Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hoặc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lần đầu làm ‘chuyện ấy’: Phú Quốc công khai quy định mức tiền típ với du khách

Điều gì là trở ngại?

Đánh giá về sáng kiến tuyến du lịch đường thủy quốc tế giữa Kep với Phú Quốc, ông Alexander Leven, Tổng giám đốc Asian Trails Vietnam, cho biết những chuyến du ngoạn mini đến Kep “rất có tiềm năng” với những khách du lịch đường dài đến Phú Quốc, nhưng thường chỉ được trải nghiệm một số hoạt động chủ yếu giới hạn ở bãi biển và dưới nước.
Tuy nhiên, ông Leven nói thêm rằng, các chuyến du ngoạn thiên nhiên và trải nghiệm văn hóa còn hạn chế và Kep chắc chắn sẽ giúp lấp đầy khoảng trống đang tồn tại này.

“Tôi cho rằng khách châu Âu sẽ thích một chuyến đi ngắn đến Campuchia, xen kẽ với 2 tuần nghỉ dưỡng biển (chẳng hạn ở Phú Quốc) để có thêm niềm vui thư giãn đa dạng khác ngoài việc nghỉ ngơi”, - Tổng giám đốc Asian Trails Vietnam bày tỏ quan điểm.

Tuy nhiên, những yêu cầu về thị thực nhập cảnh đối với cả hai quốc gia đều được nhận định sẽ cản trở khả năng thực hiện sáng kiến thú vị này.
Hiện tại, visa du lịch Campuchia 30 ngày có giá 25 USD. Trong khi đó, Việt Nam miễn thị thực nhập cảnh cho một số nước châu Âu. Tuy nhiên, người sở hữu không thể nhập cảnh trở lại trên với cùng một visa đã được cấp trước đó.

“Các quy định về thị thực đang được áp dụng dễ khiến sáng kiến này thất bại. Nếu có chính sách miễn thị thực, chúng tôi chắc chắn sẽ cung cấp sản phẩm này”, - ông Alexander Leven lưu ý về rào cản cho ý tưởng du lịch mới mẻ này.

Sáng kiến hay

Ông Phạm Hà, người sáng lập công ty Lux Travel DMC, đánh giá ý tưởng này sẽ thu hút du khách Việt Nam và các nước ASEAN nhờ chính sách miễn thị thực.

“Đó là một sáng kiến hay vì kết nối Phú Quốc với các khu vực mới mẻ ở Campuchia, mang đến cho du khách Việt Nam cơ hội ghé thăm các địa điểm như Sihanoukville và Đảo Thỏ Rabbit Island một cách dễ dàng hơn”, - ông Phạm Hà lưu ý.

Báo cáo của Google: Lượng tìm kiếm du lịch Việt Nam tăng đột biến trên thế giới

Tam giác du lịch Việt Nam – Lào – Campuchia

Hồi tháng 4 năm nay, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã từng đề cập đến kế hoạch phát triển du lịch khu vực tam giam Campuchia – Lào – Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến 2030.
Theo đó, các tỉnh tham gia kế hoạch này gồm: Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri, Kraté (Campuchia), Attapu, Salavan, Sekong, Champasak (Lào), Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước (Việt Nam).
Theo ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, kế hoạch phát triển tam giác du lịch đã được 3 nước thông qua tại hội nghị thượng đỉnh 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia hồi tháng 11/2020.
Cũng theo ông Siêu, tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam là khu vực có tài nguyên đa dạng, phong phú, tính đặc thù cao, có nhiều tài nguyên tương đồng nhưng vẫn khác biệt, vừa có khả năng hình thành tính đặc trưng cho khu vực vừa có khả năng bổ trợ lẫn nhau để tăng cường tính hấp dẫn.
Đáng chú ý, theo ông Siêu, cả 3 quốc gia đều là những điểm đến mới nổi, được nhiều thị trường khách du lịch quan tâm, là những điểm đến còn nhiều tiềm năng chưa khai phá.
Thêm vào đó, đại diện Tổng cục Du lịch nhấn mạnh rằng, hầu hết các tài nguyên du lịch ở các tỉnh khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam đều còn ở dạng nguyên sơ, cả về tự nhiên lẫn văn hóa bản địa của các dân tộc thiểu số sinh sống.
Tài nguyên du lịch nguyên sơ của khu vực rất phù hợp với nhu cầu và xu thế của thị trường du lịch quốc tế. Riêng tỉnh Kon Tum được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp, văn hóa đặc sắc, có tiềm năng phát triển du lịch như núi Ngọc Linh thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, nơi lưu giữ nhiều hệ động thực vật quý hiếm, trong đó có sâm Ngọc Linh.
Ngoài ra, cột mốc ba biên Việt Nam - Lào – Campuchia, khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen - Kon Plông - được mệnh danh thiên đường sinh thái với không khí trong lành, quanh năm mát mẻ...
Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản du lịch
Đồng thời, đại diện lãnh đạo Tổng cục Du lịch cũng nhấn mạnh việc đây cũng là vùng đất có lịch sử lâu đời với truyền thống cách mạng hào hùng, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, tạo nên bức tranh sinh hoạt cộng đồng đa dạng, phong phú.
Thảo luận