Apple và Pegatron sẽ lắp ráp iPhone ở Việt Nam?
Sau iPad, Airpods, loa HomePod, iPhone có thể sẽ được Apple và Pegatron lắp ráp ngay ở Việt Nam.
SputnikPegatron, đối tác lắp ráp iPhone của Apple đang chịu áp lực mở rộng sản xuất ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc và Việt Nam được nhắm đến như một cứ điểm sản xuất đầy tiềm năng.
Trước đó, trong cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, CEO Apple Tim Cook khẳng định Apple mong muốn mở rộng chuỗi cung ứng tại thị trường Việt Nam, phối hợp với các doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia vào chuỗi giá trị của Apple.
iPhone có thể được lắp ráp ở Việt Nam?
Hàng loạt biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 hà khắc của Trung Quốc khiến nhà cung cấp Pegatron của Apple ngày càng phải tính đến việc mở rộng sản xuất ra các quốc gia khác bên ngoài lãnh thổ Đại Lục, Đài Loan.
Việt Nam được chính lãnh đạo Pegatron, một trong ba đối tác sản xuất lắp ráp iPhone cho Apple cùng với Foxconn, Wistron, chỉ rõ là điểm đến sản xuất lý tưởng nhằm tránh
sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Hôm thứ Tư 15/6, vị giám đốc điều hành cấp cao của công ty Pegatron có trụ sở chính tại Đài Loan cho biết, những đợt lockdown, giãn cách xã hội nghiêm ngặt kéo dài gần như tê liệt gần đây của Trung Quốc nhằm kiểm soát đợt bùng phát dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất từ trước đến nay đã khiến nhà lắp ráp iPhone của Apple Inc Pegatron Corp nằm dưới áp lực mở rộng sản xuất ở các quốc gia khác nhằm tránh quá phụ thuộc vào chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Hồi tháng 4, Pegatron đã phải tạm đình chỉ hoạt động tại một số nhà máy ở Thượng Hải và Côn Sơn, Trung Quốc do các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt và chính sách kiểm soát COVID-19 chưa có tiền lệ của chính quyền địa phương.
Thực trạng đứt gãy này gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và giao hàng. Sau đó, Trung Quốc đã gỡ bỏ bớt một số biện pháp hạn chế nhưng đối tác lắp ráp cho Apple thấu hiểu rằng “không thể đặt hết trứng vào một giỏ”.
Có lý do để Pegatron và Apple chọn Việt Nam
Tuy nhiên, Pegatron hiện vẫn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động vốn đã trầm trọng hơn bởi
các biện pháp hạn chế sự lây lan dịch COVID ở Trung Quốc.
Tình cảnh này khiến công ty một lần nữa nhấn mạnh đến kế hoạch mở rộng sản xuất đi nơi khác, ông Liao Syh-jang, Giám đốc điều hành Pegatron nói trong một cuộc họp cổ đông thường niên ở Đài Bắc vừa qua.
“Chúng ta phải đối mặt với những biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 quá nghiêm ngặt trong hai tháng qua. Hầu như không thể đánh giá hay lường trước được điều đó. Vì vậy, tôi muốn nhấn mạnh việc mở rộng sản xuất của Pegatron ở Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia hay thậm chí là ở cả Bắc Mỹ”, - Chủ tịch Pegatron khẳng định.
Theo ông Liao Syh-jang, hướng đi này là để giải quyết tình trạng thiếu lao động, duy trì hoạt động sản xuất - khoảng cách giữa mùa cao điểm và thấp điểm và để tăng sử dụng năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Theo Reuters, trong những năm gần đây, Pegatron đã tìm cách mở rộng sản xuất “đem dấu chân mình” tới khắp khu vực Đông Nam Á và Bắc Mỹ.
Chủ tịch HĐQT Pegatron Tzu-Hsien Tung nói thêm rằng “khách hàng”, “đối tác” của Pegatron và Apple có "những lý do khác nhau" để đặt nhà máy ở Việt Nam, Ấn Độ và Mexico.
“Nhưng một yếu tố cần lưu ý là khả năng giảm sự tập trung sản xuất ở Thượng Hải, Tô Châu, Trùng Khánh”, - ông Tung nói và lưu ý thêm rằng việc tuyển dụng nhân viên ở Trung Quốc ngày càng trở nên khó khăn hơn trong vòng 7-8 năm qua vì tình hình dịch bệnh.
Lãnh đạo Pegatron cũng cho biết, trong bối cảnh đại dịch COVID đang dịu đi trên toàn cầu, Trung Quốc nhiều khả năng sắp ngưng các biện pháp kiểm soát virus coronavirus quá hà khắc và mùa cao điểm của ngành công nghiệp điện tử sẽ đến vào cuối năm như thường lệ.
Ông Tung cũng kỳ vọng những tháng còn lại của năm 2022 sẽ tốt hơn nhiều cho công ty.
“Tổng hợp những yếu tố đã phân tích (chuyển dịch sản xuất, các biện pháp hạn chế được gỡ bỏ, tập trung sản xuất những tháng cuối năm etc…), tôi kỳ vọng nửa cuối năm sẽ tốt hơn, hoặc tốt hơn rất nhiều so với quý hai vừa qua”, - Chủ tịch Pegatron khẳng định.
Công ty Đài Loan Foxconn, nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới lắp ráp iPhone cho Apple, tháng trước cũng dự đoán nguồn cung ổn định hơn trong nửa cuối năm 2022.
21 Tháng Chín 2020, 19:53
Từ iPad đến iPhone
Sau thành công của gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc Samsung, LG, Xiaomi đều có nhà máy sản xuất thiết bị ở Việt Nam. Do đó, việc đối tác của Apple chuyển đến Việt Nam lắp ráp iPhone là điều hoàn toàn có thể.
Tại Việt Nam, Apple không có nhà máy sản xuất trực tiếp nhưng có 31 nhà máy của các đối tác sản xuất thiết bị gốc tại 14 tỉnh,
thành phố tại Việt Nam với khoảng 160.000 lao động, chuyên sản xuất các cấu phần điện tử (như bảng điện, camera, màn hình…) cho sản phẩm Apple và lắp ráp hoàn thiện sản phẩm.
Như Sputnik đã đề cập, ý định và kế hoạch chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vốn được đề cập từ 2020 khi quốc gia Đông Nam Á nổi lên là một trong những nước kiểm soát dịch Covid-19 tốt nhất toàn cầu giai đoạn đầu tiên.
Hiện tại, Pegatron đang xây dựng nhà máy tại Hải Phòng. Hàng loạt đối tác lắp ráp của Apple như Foxconn, Luxshare, Goertek cũng đã có nhà máy ở Việt Nam, tuy nhiên chưa có nhà máy nào lắp ráp iPhone.
Tính đến nay, các sản phẩm Apple được sản xuất ở Việt Nam hiện gồm tai nghe AirPods, loa HomePod.
Một đối tác khác là BYD đã chuyển dây chuyền sản xuất iPad sang, đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên sau Trung Quốc có nhà máy lắp ráp máy tính bảng Apple.
Cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam với CEO Apple Tim Cook
Như Sputnik cập nhật, trong dịp dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ, thăm, làm việc tại Hoa Kỳ và Liên hợp quốc, ngày 17/5 vừa qua, tại thành phố San Francisco, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới gồm Intel, Microsoft, Google và Apple.
Thăm trụ sở tập đoàn Apple và gặp gỡ Giám đốc điều hành (CEO) Tim Cook, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Việt Nam luôn coi quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư và tài chính là trọng tâm và động lực quan trọng để thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cam kết tiếp tục tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, dựa trên nguyên tắc thị trường, tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp và nhà đầu tư Hoa Kỳ tăng cường hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là trên lĩnh vực có ý nghĩa về cả kinh tế và chiến lược
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá các sản phẩm của Apple đã trở nên rất được ưa chuộng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
“Người dân Việt Nam ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là ở khu vực thành thị, rất ưa chuộng các sản phẩm công nghệ của Apple. Với bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, chắc chắn rằng sản phẩm của Apple sẽ ngày càng được quan tâm nhiều hơn”, - lãnh đạo Chính phủ nói.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng hoan nghênh việc Việt Nam đang tiến sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có việc lắp ráp một số thiết bị của Apple.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Apple chú trọng đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đưa các sản phẩm của Apple tới đông đảo phân khúc khách hàng.
“Việt Nam sẽ trở thành một trong những thị trường tiêu biểu của Apple ở khu vực châu Á”, - Thủ tướng đánh giá.
Về phần mình, Tim Cook cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho Apple kinh doanh tại Việt Nam, tham gia ngày càng sâu vào thị trường Việt Nam trong thời gian qua.
“Apple mong muốn mở rộng chuỗi cung ứng tại thị trường Việt Nam, phối hợp với các doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia vào chuỗi giá trị của Apple”, - CEO Tim Cook khẳng định.
Ông Tim Cook khẳng định sẽ tích cực xem xét đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng số lượng nhà cung ứng nội địa và nâng tỷ lệ sử dụng dịch vụ và hàng hóa nội địa cao hơn trong các sản phẩm của Apple trong thời gian tới.
Theo CEO Tim Cook, Apple mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục có những chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao của Hoa Kỳ phát triển kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam.