Thành lập thực thể “Đối tác Đại Á – Âu”: Thời gian đã chín muồi
Việc tiến tới thành lập thực thể “Đối tác Đại Á – Âu” trong thời gian trước mắt không chỉ đã chín muồi mà còn là một tất yếu lịch sử để đưa nhân loại bước sang một giai đoạn phát triển mới với một cơ chế đa cực về quyền lực và đa trung tâm về kinh tế.
SputnikTổng thống Nga Vladimir Putin hôm 16/5, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Á-Âu lần thứ nhất đã nhấn mạnh, trong bối cảnh quốc tế hiện tại, khi các mối quan hệ kinh tế và thương mại truyền thống và chuỗi cung ứng đang bị phá hủy, sáng kiến của Nga về việc hình thành một quan hệ đối tác Đại Á-Âu đang có tiếng vang đặc biệt.
Sáng kiến đối tác Đại Á-Âu của Nga đã được các nước Liên minh Kinh tế-Âu, Các thành viên của BRICS là Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như một số quốc gia khác ủng hộ. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các tổ chức khác cũng đang thể hiện sự quan tâm đến sáng kiến này.
Đối tác Đại Á-Âu là sự kết hợp nền tảng giữa Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) – Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Một số vấn đề thời sự liên quan đến sáng kiến hay chiến lược Đại Á-Âu của Nga Sputnik sẽ đề cập tới trong bài viết dựa trên nội dung cuộc phỏng vấn nhà phân tích các vấn đề chiến lược quốc tế Nguyễn Minh Tâm và một số chuyên gia quan hệ quốc tế khác.
Thời đại hình thành những liên minh phi quân sự
Sáng kiến “Đối tác Đại Á-Âu” là của Nga, xuất hiện mấy năm trước. Nó xuất hiện muộn vào thời đại hình thành những liên minh phi quân sự trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.
Phân tích những sự kiện trong thời đại này, nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh rằng qua 20 năm đầu thế kỷ XXI, thế giới đã bước vào một giai đoạn rất đặc biệt, vừa có hòa bình, vừa có xung đột vũ trang và nguy cơ xung đột vũ trang ở một số trọng điểm. Trong đó, xu thế hòa bình và hợp tác vẫn đóng vai trò chủ lưu. Tuy nhiên, trên thế giới đã xuất hiện một số mô hình xung đột phi vũ trang như cạnh tranh gay gắt về kinh tế, thương mại, tài chính, tiền tệ, sản xuất, dịch vụ trên một thị trường ngày càng toàn cầu hóa và có tính ràng buộc với nhau ngày càng chặt chẽ giữa các trung tâm kinh tế lớn cũng như giữa các quốc gia.
Về thương mại thì thị trường Mỹ luôn luôn dẫn đầu. Thị trường tiêu dùng EU cũng có sức hấp dẫn lớn cả về quy mô cũng như tính đa dạng. Thị trường Trung Đông tuy “khó tính” hơn nhưng nhờ có thu nhập bình quân đầu người của một số quốc gia “vua dầu mỏ” luôn xếp ở tốp đầu thế giới, nên đây cũng là một trong những khu vực có sức cầu rất lớn. Ngoài ra, các thị trường Trung Quốc và Ấn Độ với dân số từ 1,3 tỷ đến 1,4 tỷ người cũng là các đối tác có tỷ trọng thương mại khá lớn lớn so với các thị trường khác.
Về đầu tư thì Trung Quốc vẫn chiếm vị trí dẫn đầu, xếp trên cả Mỹ và EU về thu hút nguồn vốn đầu tư.Với dân số 1,4 tỷ người trong đó có 70, 14% dân số đang ở độ tuổi lao động và nguồn tài nguyên dồi dào nên từ khi thực hiện “chính sách mở cửa”, Trung Quốc đã trở thành nơi thu hút đầu tư hàng đầu thế giới cả về quy mô, công nghệ và tính đa dạng. Nhờ đó, nước này chỉ sau 35 năm, từ một quốc gia nghèo đói đã trở thành cường quốc kinh tế số 2 thế giới cả về quy mô tài chính và công nghệ. Xếp sau Trung Quốc là Ấn Độ. Cũng với dân số trên 1,3 tỷ người nhưng số người trong độ tuổi lao động lên tới gần 75%, Ấn Độ, cũng là thị trường thu hút đầu tư rất lớn từ nhiều nguồn khác nhau.
Nói về sự hình thành các tổ chức hợp tác khu vực và liên khu vực, nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm lưu ý: Để gia tăng sức mạnh kinh tế, các quốc gia tư bản hàng đầu thế giới đã tập hợp thành các nhóm lớn để cùng nhau hợp tác và chia sẻ lợi ích toàn cầu như
nhóm G7, nhóm BRICS.v.v… Ở chiều ngược lại, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào các quốc gia phát triển về kinh tế hàng đầu thế giới, các quốc gia ở một số khu vực cũng tập hợp lại thành các cộng đồng kinh tế với các thỏa thuận hợp tác quan trọng về đầu tư, thương mại nhằm chia sẻ lợi ích và thúc đẩy sự phát triển chung.
3 Tháng Mười Hai 2021, 20:38
Ở Châu Âu, EU là mô hình đầu tiên về liên kết kinh tế trên thế giới. Ở Châu Á, ASEAN với tổng dân số 675 triệu người (lớn hơn khối EU) và nguồn tài nguyên phong phú cả trên bộ và dưới biển, lại nằm trên tuyến đường hàng hải quan trọng thứ hai trên thế giới nên khối này cũng trở thành một “thỏi nam châm” mạnh thu hút nhiều nguồn lực đầu tư cả về tài chính và công nghệ.
Ngoài hai khối cộng đồng quốc gia nói trên, thế giới hiện đang tồn tại nhiều tổ chức khu vực và liên khu vực khác.
Cuối cùng, phải kể đến
“Tổ chức hợp tác Thượng Hải” (SCO) gồm 9 quốc gia thành viên và 3 quan sát viên nhưng chiếm tới 25% dân số toàn cầu và “Liên minh kinh tế Á – Âu” (EAEU) với 5 quốc gia thành viên, 4 ứng viên tiềm năng hiện chiếm gần 1/6 diện tích lục địa toàn cầu.
Từ hai liên minh kinh tế trẻ tuổi với nhiều tiềm năng phát triển đến “Đối tác Đại Á - Âu”
Trải qua hơn 30 năm kể từ khi cơn địa chấn chính trị nghiêm trọng nhất toàn cầu trong thế kỷ XX diễn ra với sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của khối 7 nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, hệ thống chính trị toàn cầu đã dần có những thay đổi căn bản. Kể từ khi Liên bang Nga hiện diện quân sự tại Syria để giúp đất nước này đứng vững trước sự tấn công cùng lúc của ba thế lực gồm lực lượng khủng bố ISIS, lực lượng dân chủ đối lập có vũ trang Syria và lực lượng nước ngoài trợ giúp cho lực lượng đối lập Syria.
“Kể từ thời điểm đó, nước Nga chính thức “tỉnh giấc” và đặt những bước chân vững chắc đầu tiên để trở lại vũ đài kinh tế, chính trị và quân sự toàn cầu”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm cũng có bình luận: trong khi tổ chức cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) ngày càng mờ nhạt, còn “Tổ chức an ninh tập thể” (CSTO) thì không có chức năng giải quyết các vấn đề kinh tế, lãnh đạo 5 quốc gia thành viên của Liên Xô trước đây gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Nga và Kyrgyzstan nhận thấy cần thiết phải có một liên minh chặt chẽ hơn. Và Liên minh kinh tế Á – Âu ra đời. Trong số các tổ chức khu vực quan trọng trên thế giới, EAEU có “tuổi đời trẻ nhất”, được thành lập ngày 29/5/2014 tại Astana (Kazakhstan).
Đến năm 2016, tổ chức này có thêm 2 ứng viên tiềm năng ngoài khu vực là Mông Cổ và Syria. EAEU cũng đã có các hiệp định FTA với Ai Cập và Việt Nam, hiện đang đàm phán FTA với Indonesia và Singapore. EAEU cũng nhận được sự quan tâm đến các thỏa thuận FTA từ Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Iran, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Đây chính là những tiềm năng để mở rộng quy mô của EAEU về số lượng thành viên.
EAEU ra đời, tạo dựng các mối liên hệ với thực thể đồng minh của nó là “Tổ chức hợp tác Thượng Hải” (SCO) nhằm tạo ra một liên minh kinh tế mạnh mẽ hơn là điều hoàn toàn có thể.
Bình luận với Sputnik, nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh: Xét trên bình diện kinh tế, cả Nga, nước đứng đầu EAEU và Trung Quốc, nước đứng đầu SCO đều là nạn nhân của các lệnh trừng phạt khắc nghiệt từ Mỹ và phương Tây. Trung Quốc đã từng hứng chịu hàng loạt lệnh trừng phạt của Mỹ trong cuộc “Thương chiến Mỹ - Trung” từ năm 2-16 tới nay. Còn Nga thì đang là nạn nhân của cuộc trừng phạt có quy mô lớn hơn gấp nhiều lần khi mở
Chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm tiêu diệt mầm mống của chủ nghĩa phát xít mới ở Ukraina.
“Trong điều kiện đó, sự bắt tay giữa hai khối kinh tế lớn ở châu Á gồm EAEU và SCO để gia tăng năng lực tự vệ, đủ để chống lại những đòn tấn công kinh tế từ Mỹ và phương Tây là điều hoàn toàn cần thiết nhằm xóa bỏ thế độc tôn của Mỹ và các đồng minh đang thống trị nền kinh tế toàn cầu”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.
Cũng theo nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, hiện nay, thế giới cần có một “đầu tàu kinh tế” khác để thúc đẩy sự phát triển và lành mạnh hóa nền kinh tế toàn cầu, thoát khỏi sự thống trị vô lý của cơ chế Petro - Dollar cũng như đem lại những định hướng công bằng trong cạnh tranh hòa bình. Trong bối cảnh này, hai khối kinh tế trẻ tuổi đầy tiềm năng và tính đa dạng ở phương Đông là EAEU và SCO đang thu hút sự chú ý lớn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Á-Âu lần thứ nhất đã nói về sự chín muồi cho sự phát triển tích cực của sáng kiến Đại Á-Âu. Theo nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, sự chín muồi này còn được nhấn mạnh thêm bằng một động thái mang tính bước ngoặt của Liên bang Nga khi yêu cầu các quốc gia không thân thiện với Nga phải thanh toán tiền mua dầu mỏ và khí đốt của Nga bằng đồng Ruble chứ không phải bất cứ một đồng tiền nào khác. Về hình thức, nhiều người cho đây chỉ là sự đối phó của Nga khi đang hứng chịu hàng chục nghìn lệnh trừng phạt và cấm vận từ Mỹ và phương Tây, trong đó có các lệnh trừng phạt và cấm vận về tài chính rất nghiệt ngã. Tuy nhiên, ý nghĩa sâu xa của động thái này chính là sự tước bỏ thế độc quyền của đồng Dollar trên thị trường tài chính toàn cầu, tạo ra bên cạnh cơ chế PetroDollar một cơ chế Ruble-Dollar để cân bằng lại thị trường; đồng thời, mở rộng phương thức thanh toán trong và ngoài EAEU bằng đồng nội tệ.
Vì vậy, việc tiến tới thành lập một thực thể “Đối tác Đại Á – Âu” trong thời gian trước mắt không chỉ đã chín muồi mà còn là một tất yếu lịch sử để đưa nhân loại bước sang một giai đoạn phát triển mới với một cơ chế đa cực về quyền lực và đa trung tâm về kinh tế.
Về sự kết hợp nền tảng của 3 tổ chức EAEU, SCO và ASEAN
Như Sputnik đã đề cập ở trên, Đối tác Đại Á-Âu là sự kết hợp nền tảng giữa Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) – Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Vậy cần các công cụ và cơ chế gì để có thể thực hiện được sự kết hợp nền tảng của 3 tổ chức này ?
Theo chuyên gia quan hệ quốc tế Hồng Long, ý tưởng thành lập khối “Đối tác Đại Á-Âu” của Liên bang Nga, trong đó có đề cập đến Cộng đồng ASEAN là một lời cảnh báo để đáp trả đối với ý tưởng về “Chiến lược Kinh tế khung Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” (IPEF) mà Tổng thống Mỹ đã nêu ra tại
Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN lần thứ hai vừa được tổ chức ở Washington. Tuy nhiên, những nội hàm của chiến lược này vẫn chưa được người Mỹ làm rõ, ít nhất là ở những tiêu chí cơ bản như mục tiêu, phạm vi, cơ chế hoạt động và các điều kiện khác.
“Trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược toàn cầu tay ba Mỹ - Nga - Trung, ASEAN một lần nữa trở thành đối tượng quan tâm của những “ông lớn”, - chuyên gia quan hệ quốc tế Hồng Long nhấn mạnh với Sputnik.
Vì vậy, bài toán quan trọng nhất được đặt ra cho Cộng đồng ASEAN trong hoàn cảnh này là ứng xử với hai sức kéo này một cách khéo léo, đúng mực, linh hoạt để vừa giữ được tính độc lập tương đối và sự gắn kết giữa các quốc gia nội khối, vừa giữ được quan hệ ngoại khối hài hòa nhằm đem lại lợi ích tối đa cho cho toàn khối.
Theo chuyên gia quan hệ quốc tế Hồng Long, sự tương thích giữa hai tổ chức EAEU cà SCO là tương đối dễ dàng do các mục tiêu của hai tổ chức này tương đối trùng khớp với nhau nên khả năng hợp nhất hai khối kinh tế này là khá dễ dàng. Tuy nhiên, sự tương thích giữa hai khối này với ASEAN lại có những sự khác biệt nhất định cả về quy mô và phương thức vận hành.
Nếu như cả hai khối EAEU và SCO đều do các nền kinh tế mạnh, có quy mô GDP trên 1.500 tỷ USD/năm là Liên bang Nga, Trung Quốc và Ấn Độ dẫn dắt thì trong khối ASEAN, không có quốc gia nào đứng trong tốp 10 quốc gia hàng đầu thế giới về kinh tế. Indonesia là quốc gia dẫn đầu ASEAN cũng chỉ có GDP năm 2021 là 1.150 tỷ USD và là quốc gia duy nhất của khối có chân trong tổ chức G20.
Cơ chế hoạt động của ASEAN cũng có nhiều điểm khác biệt so với EAEU và SCO. ASEAN hoạt động dựa trên ba trụ cột kinh tế, an ninh-chính trị và văn hóa-xã hội nên có tính toàn diện hơn EAEU và SCO vốn tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực kinh tế, tài chính và liên kết các thị trường nội khối. Cơ chế hoạt động của
ASEAN vừa có tính ràng buộc cao hơn mở cao hơn nhờ các chế định về sự đồng thuận tuyệt đối nhưng vẫn có tính mở cao với các chế định ASEAN+, do đó tính linh hoạt cũng cao hơn. Mặt khác, ba trụ cột của ASEAN không hoàn toàn độc lập nhưng cũng không trùng dẫm lên nhau mà có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ và tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi quốc gia trong khối.
Các quốc gia ASEAN cũng không bị ràng buộc bởi các chế định cứng mà vẫn có thể quan hệ song phương với các đối tác ngoại khối trên cơ sở tuân thủ Hiến chương ASEAN. Bên cạnh đó, sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, truyền thống lịch sử, nếp sống của dân cư, phong tục tập quán giữa các nước ASEAN với các quốc gia EAEU và SCO cũng là những trở ngại cần có thời gian để tháo gỡ, để khắc phục nhằm tạo sự hài hòa nhất định.
“Khác với nhiều quốc gia EAEU và SCO, các quốc gia khối ASEAN đều có chân trong nhiều hiệp ước kinh tế khu vực và liên khu vực mà gần đây nhất Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP-TPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với nhiều chế định cởi mở và có một số khác biệt so với các chế định của EAEU và SCO. Việc khắc phục những khác biệt này để đem lại sự hài hòa cũng cần nhiều thời gian và công sức”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
Bên cạnh đó, cũng cần phải xem xét đến sự tương thích giữa
các chế định ASEAN+ với các chế định của “Đối tác Đại Á-Âu” mà cho đến nay vẫn chưa rõ nội hàm. Và cuối cùng, cho dù có tham gia ở bất kỳ mức độ nào vào “Đối tác Đại Á – Âu” thì ASEAN vẫn tuân thủ nguyên tắc độc lập của mình với phương châm “hòa nhập nhưng không hòa tan” để giữ bản sắc riêng.
“Nếu EAEU có thể dễ dàng sáp nhập với SCO để tạo ra một cộng đồng kinh tế có quy mô lớn nhất toàn cầu cả về diện tích, tài nguyên, dân số và GDP thì việc có thêm sự tham gia của ASEAN sẽ tăng thêm sức mạnh do “Đối tác Á - Âu” nhưng cũng đòi hỏi thời gian để giải quyết những khác biệt. Vì vậy, nhiều khả năng là nếu ASEAN có tham gia “Đối tác Đại Á-Âu” thì trước mắt cũng sẽ chỉ dừng lại ở cương vị quan sát viên mà thôi. Trường hợp tương tự cũng có thể diễn ra nếu như Mỹ khai triển “Chiến lược Kinh tế khung Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” (IPEF) nhằm hỗ trợ cho “Chiến lược liên vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” của họ”, - chuyên gia quan hệ quốc tế Hồng Long nói với Sputnik.
“Chính sách xoay trục về hướng Đông của Nga trực diện với các nỗ lực hướng Tây của Trung Quốc với đại dự án “Một vành đai – một con đường” cùng với các trung tâm kinh tế đang phát triển năng động của Cộng đồng ASEAN sẽ đem đến cho các bên tham gia nhiều cơ hội hợp tác và lợi nhuận. Một điểm cũng cần chú ý là dự án này mang tính chất “mở” cho tất cả quốc gia trong khu vực Á – Âu”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.
Tại Diễn đàn Kinh tế Á-Âu lần thứ nhất, Tổng thống Vladimir Putin đã nhấn mạnh: Thời gian đã chín muồi cho việc hình thành một chiến lược toàn diện cho sự phát triển của quan hệ đối tác Đại Á-Âu, và chiến lược này phải phản ánh những thách thức quốc tế chính mà EAEU đang đối mặt, cũng như xác định các mục tiêu dài hạn, các công cụ và cơ chế để đạt được chúng. Cần phải xem xét các bước tiếp theo về phát triển hệ thống các hiệp định thương mại và đầu tư, bao gồm cả sự tham gia của các nước thành viên SCO, ASEAN và BRICS.
Việt Nam trong chiến lược Đối tác Đại Á-Âu sẽ như thế nào?
Việt Nam là quốc gia có vị thế cao ở ASEAN và có uy tín lớn trên trường quốc tế khi vừa được bầu là Phó Chủ tịch Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 1 năm. Xét về kinh tế thì Việt Nam chỉ đứng thứ sáu trong số 10 quốc gia khối ASEAN về tổng thu nhập quốc dân (GDP), nếu tính theo PPP thì đứng thứ ba sau Indonesia và Thái Lan. Xét về chính trị thì Việt Nam cùng với Lào và Brunei là ba quốc gia có độ ổn định cao nhất về chính trị cũng như về an ninh trật tự xã hội. Xét về quân sự-quốc phòng thì tiềm lực quân sự của Việt Nam ở Đông Nam Á đứng thứ hai sau Indonesia.
“Thế mạnh nhất của Việt Nam là “quyền lực mềm”. Quyền lực ấy không chỉ được tạo ra bằng quy mô kinh tế, bằng sức mạnh quân sự, bằng thể chế chính trị mà được biểu hiện trong một chính thể thống nhất bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh và quan hệ đối ngoại. Xét về quan hệ đối ngoại thì Việt Nam là quốc gia hàng đầu khối ASEAN khi có quan hệ ngoại giao với 189/193 thành viên Liên Hợp Quốc, có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với toàn bộ 5 quốc gia thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, có quan hệ đối tác chiến lược với 13 quốc gia cũng như có quan hệ đối tác toàn diện với 13 quốc gia khác".
Hiện nay, phía Việt Nam chưa có ý kiến gì về sáng kiến “Đối tác Đại Á-Âu” do Liên bang Nga đề xuất. Cũng như đối với “Chiến lược kinh tế khung Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” do Mỹ đề xuất, Việt Nam vẫn chờ các quốc gia chủ xướng sáng kiến làm rõ hơn về những nội hàm căn bản của các sáng kiến đó rồi mới có những ứng xử phù hợp nhằm đem lại lợi ích tối đa cho quốc gia, dân tộc.
“Việt Nam hiện nay vẫn là một trong những bạn hàng lớn nhất của Nga trong khối ASEAN. Hợp tác kinh tế, đầu tư với Việt Nam giúp Nga tích lũy kinh nghiệm để thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư trong khu vực. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu có hiệu lực từ tháng 10/2016 đã thể hiện tính hiệu quả. Tăng trưởng kim ngạch thương mại hai bên trung bình hơn 30%/năm. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EAEU sẽ trở thành hình mẫu giúp EAEU dần đạt được các thỏa thuận tương tự với các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Trên cơ sở này có thể hình thành một khu vực thương mại tự do EAEU-ASEAN”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.
Chiến lược xây dựng “Đối tác Đại Á-Âu” (liên kết EAEU-SCO-ASEAN), dĩ nhiên, hoàn toàn không phải là một tiến trình đơn giản. Nếu thành công, Nga sẽ hiện thực hóa được nhiều mục tiêu quan trọng: sử dụng các nguồn lực đa phương để phát triển, đảm bảo ổn định chính trị khu vực, mở rộng ảnh hưởng và cân bằng quyền lực với Trung Quốc và Mỹ - các cường quốc châu Á-Thái Bình Dương.