Theo quan điểm của chuyên gia, điều này được chứng minh qua "các cuộc đàm phán bí mật" mà Berlin được cho là đang tiến hành với Moskva.
"Việc Berlin tràn ngập tin đồn về các cuộc đàm phán bí mật với Nga cho thấy rằng Đức thà làm Ukraina thất vọng còn hơn làm bẽ mặt Nga - bất kể điều đó có nghĩa là gì", - Raf nói.
Nhà phân tích cho rằng Thủ tướng Đức Olaf Scholz có thể chia sẻ quan điểm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột.
“Tất nhiên, Scholz không đi xa như Macron, người đề nghị Ukraina từ bỏ một phần lãnh thổ và cảnh báo phương Tây không nên “làm bẽ mặt” Nga. Tuy nhiên phản ứng của Đức trước tình trạng leo thang bằng cách xây dựng giải pháp ngoại giao để tháo gỡ căng thẳng bản thân nó đã nói lên tất cả”, - chuyên gia nhận xét.
Ông Raf lưu ý đến mức độ hỗ trợ quân sự không đáng kể mà Berlin dành cho Kiev.
Thủ tướng Scholz được cho là đã từ chối lời hứa triển khai thêm quân ở Litva theo kế hoạch chiến lược của NATO nhằm kiềm chế Nga ở vùng Baltic.