"Mọi chuyện bắt đầu từ sự kiện ngày 23 tháng 10 năm ngoái, khi Ukraina phóng một máy bay không người lái tấn công (Bayraktar). Hành động đó đánh dấu sự khởi đầu mọi việc. Sau đó, Putin nhận ra rằng đòn tấn công có thể giáng vào người dân nước mình và di chuyển quân. Nhưng Mỹ khi ấy lại bắt đầu khiêu khích: "Nga sắp sửa tấn công, Nga sẽ tấn công ngay bây giờ". Trong khi việc cần thiết không phải là khiêu khích, mà cần kiên quyết yêu cầu Ukraina ngừng sử dụng UAV tấn công và kêu gọi Putin kiềm chế. Đó là những gì Tổng thống Hoa Kỳ đáng ra phải làm. Chứ không phải là xúc xiểm: “Nga sắp đánh, đánh ngay đấy”. Tôi cho rằng điều đó khó có thể tưởng tượng. Sau đó, các nước G7, Vương quốc Anh tiếp tục đưa ra những lời lẽ khiêu khích cứng rắn. Theo tôi có vấn đề lớn ở đây", - ông Suzuki nói.
"Mỹ không phải là cảnh sát thế giới. Mỹ không phải là quốc gia tài chính của thế giới. Họ chỉ có thể khăng muốn đảm nhận vai trò đó. Tất cả những hành động khiêu khích ấy đến từ Mỹ và Anh. Nhật Bản không nên ngả theo việc này", - ông Muneo Suzuki khẳng định.