Không bất ngờ khi Việt Nam “trượt” MSCI

Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thể nâng hạng. Theo công bố từ Morgan Stanley Capital International (MSCI), Việt Nam “trượt” nâng hạng từ thị trường cận biên (frontier market) sang thị trường mới nổi (emerging market).
Sputnik
Chuyên gia cho biết, không bất ngờ khi Việt Nam vắng bóng trong danh sách nâng hạng thị trường MSCI. Giấc mơ chưa thành, chứng khoán Việt Nam như một võ sĩ hạng nặng thi đấu ở hạng nhẹ, quy mô của hạng nhẹ hiện đang ở khoảng 95 tỷ USD.

Nâng hạng thị trường MSCI: Không có tên Việt Nam

Sáng ngày thứ 24/06, Morgan Stanley Capital International (MSCI) đã công bố kết quả phân loại thị trường định kỳ dành cho 84 thị trường chứng khoán trên thế giới, đáng tiếc, không có tên Việt Nam.
Như vậy, Việt Nam một lần nữa lỡ hẹn với danh sách xem xét để được nâng hạng từ thị trường cận biên (frontier market) sang thị trường mới nổi (emerging market).
Cần nhắc lại, Morgan Stanley Capital International (MSCI) là một công ty uy tín trong lĩnh vực cung cấp các công cụ phân tích thị trường tài chính có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ.
Các chuyên gia cho biết, việc thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thể nâng hạng từ cận biên sang mới nổi được dự báo trước và kết quả này không quá bất ngờ.
Cựu Tổng lãnh sự Việt Nam ở Mỹ rời Novaland, cựu CEO Microsoft VN Vũ Minh Trí về AVG
Trước đó, MSCI đánh giá về thị trường Việt Nam cho thấy, chứng khoán Việt Nam thay đổi theo hướng “kém tích cực hơn”.
Cụ thể, MSCI lưu ý các vấn đề về room nước ngoài và ảnh hưởng đến chứng khoán Việt Nam. Theo đó, riêng trong đánh giá năm nay, MSCI nhấn mạnh tới vấn đề room ngoại trên thị trường Việt Nam, và cho rằng, các vấn đề về room nước ngoài đang tác động tới hơn 10% cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Vì sao chưa thể nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam?

Có nhiều lý do khiến Việt Nam “trượt” danh sách nâng hạng thị trường của MSCI.
Đặc biệt, 9 tiêu chí trước đây mà MSCI cho là "chưa đủ thông tin để đánh giá" như thanh toán bù trừ, khả năng chuyển nhượng, cho vay chứng khoán, bán khống, mức tự do trên thị trường ngoại hối hay đặc biệt là giới hạn sở hữu nước ngoài và room ngoại còn lại…thì năm nay Việt Nam bị đánh giá là "chưa đạt yêu cầu".
Theo đó, MSCI gắn nhãn - " tức là chưa đáp ứng được yêu cầu đối với 9 tiêu chí định lượng gồm "Giới hạn sở hữu nước ngoài", "room ngoại còn lại", "quyền bình đẳng của nhà đầu tư nước ngoài", "mức độ tự do trên thị trường ngoại hối", "đăng ký đầu tư và mở tài khoản", "các quy định về thị trường", "luồng thông tin", "thanh toán bù trừ" và "khả năng chuyển nhượng" đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thống kê của MSCI cũng nêu ra, có đến 242 cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam tương đương 15% toàn thị trường hoặc đã cạn room, hoặc bị khoá room nên nhà đầu tư nước ngoài không thể mua được nữa.
Mỹ cho doanh nghiệp Việt Nam thêm thời gian
Trước đó, trong báo cáo chỉ số MSCI Frontier Market vào ngày 31/05/2022, Việt Nam vẫn đứng đầu rổ thị trường cận biên với tỷ trọng 28,45%.
Hiện tại, MSCI đã khởi động tham vấn về đề xuất chuyển chỉ số MSCI Nigeria từ thị trường cận biên sang thị trường độc lập.
Nếu điều này xảy ra, tỷ trọng của Việt Nam có thể được nâng lên 34,3%. Số lượng cổ phiếu của Việt Nam vẫn giữ nguyên ở mức 28 cổ phiếu. Tuy nhiên, với chỉ MSCI Frontier Markets 100 Index, tỷ trọng của Việt Nam dự kiến giữ nguyên ở mức 30,1% cho dù Nigeria có chuyển sang thị trường độc lập hay không.
Trong đó, HPG, VIC và VHM lọt top 10 cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của MSCI Frontier Markets 100 Index, với tỷ trọng lần lượt 3,4%, 3% và 3%.

“Giấc mơ chưa thành”

Thực tế, gần đây, vấn đề nâng hạng thị trường cũng thu hút sự chú ý của Chính phủ. Hiện tại Chính phủ cũng đã có những nỗ lực đẩy mạnh quá trình nâng hạng này.
Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm TGĐ FiinGroup cho biết, việc nâng hạng thị trường là tiến trình tất yếu trong sự phát triển và hội nhập của thị trường chứng khoán về dài hạn.
Tuy nhiên, đối với thời điểm nâng hạng thị trường, ông Nguyễn Quang Thuân cho rằng, vấn đề kỹ thuật không phải trở ngại lớn và phụ thuộc vào việc triển khai của các cơ quan quản lý, đặc biệt là sự chỉ đạo của Chính phủ.
Thực hư thông tin Malaysia muốn xuất khẩu xăng sang Việt Nam với giá 13.000 đồng/lít

“Chứng khoán Việt Nam như một võ sĩ hạng nặng thi đấu ở hạng nhẹ, quy mô của hạng nhẹ hiện đang ở khoảng 95 tỷ USD. Và trong đó các quỹ được MSCI khuyến nghị phân bổ khoảng 30% cho thị trường Việt Nam trong rổ đấy, đương nhiên các quỹ sẽ không phân bổ hết 30% đó vì thị trường vẫn ở hạng nhẹ”, - chuyên gia nói.

Theo lý thuyết, quy mô vốn mà các quỹ có thể phân bổ cho các thị trường cận biên chỉ khoảng 95 tỷ USD còn quy mô vốn dành cho các thị trường mới nổi đang vào khoảng 6.800 tỷ USD. Điều này, theo Chủ tịch Fiin, nếu Việt Nam thi đấu ở hạng trung mới nổi thì quy mô của hạng này là 6.800 tỷ USD và chỉ cần 1% phân bổ đấy thôi thì đã có 68 tỷ đô vào thị trường.
Thông thường, dòng tiền sẽ vào thị trường trước khi công bố nâng hạng, giống như các thực trạng đã diễn ra ở Pakistan, ở Ả Rập Xê Út hay Kuwait.

“Như vậy, nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi, Việt Nam cũng có thể đón nhận tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD đổ vào thị trường. Tuy nhiên với động thái của MSCI, giấc mơ nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa thể thành hiện thực trong tương lai gần”, - ông Thuân cho hay.

Chuyên gia này cũng lưu ý, việc nâng hạng không chỉ phục vụ nhà đầu tư nước ngoài, mà còn phục vụ chính 5,2 triệu tài khoản nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam, để phục vụ chính thị trường nội địa này và nhu cầu vốn đầu tư cũng còn rất nhiều. Tuy nhiên, không phải tất cả đều có lợi khi Việt Nam nâng hạ lên mới nổi.

“Bởi lẽ, để nâng hạng, các tổ chức như MSCI sẽ yêu cầu việc tự do hối đoái. Ngoài ra, dòng vốn vào nhanh ồ ạt thì cũng gây xáo trộn cho thị trường tiền tệ, thị trường tỷ giá”, - ông Nguyễn Quang Thuấn nhấn mạnh.

Chứng khoán Việt Nam hạn chế giao dịch của nhà đầu tư ngoại rất nhiều

Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết phân tích, đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam đủ quy mô nhưng “chúng ta lại hạn chế giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài rất nhiều”.
PV GAS sắp nhập khẩu và kinh doanh khí hoá lỏng LNG tại Việt Nam

“Do đó rất nhiều cổ phiếu đáng ra được lọt vào tiêu chí của MSCI thì lại không có đủ tiêu chí đủ room để khối ngoại giao dịch”, - ông Đỗ Bảo Ngọc chỉ ra.

Đồng thời, nếu sợ nới room, sẽ có những doanh nghiệp bị thôn tính, bị mất quyền kiểm soát thì theo các nhà đầu tư nước ngoài, hãy học Thái Lan đang là thị trường mới nổi, cho phép doanh nghiệp phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết.
Tức người sở hữu sẽ không được tham gia bỏ phiếu, hay quản trị công ty mà chỉ quan tâm đến thanh khoản cổ phiếu. Giá trị giao dịch sản phẩm này ở Thái Lan là 21% thanh khoản hàng ngày.
Ông Tomonori Tsuchiya, Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Nhật Bản nói với VTV rằng, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản ưa chuộng như các cổ phiếu vốn hoá cao, kỳ vọng tăng trưởng tốt… nhưng việc mua bán không dễ dàng. Các nhà đầu tư hy vọng hệ thống giao dịch mới KRX sớm đi vào hoạt động và có thêm nhiều sản phẩm mới chứng khoán trên thị trường, thay đổi cách lưu ký và thanh toán.
Tiêu chí "mức độ tự do trên thị trường ngoại hối" cũng bị MSCI đánh giá là chưa đạt, việc bị phải đổi hàng trăm triệu USD sang tiền Việt để mua cổ phiếu nhưng lại vướng T+3 khiến nhà đầu tư nước ngoài bị gặp rủi ro khi tỷ giá biến động
Việt Nam ‘chốt deal’ hợp tác kinh tế trị giá hơn 300 triệu bảng với doanh nghiệp Anh
Theo ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Nghiên cứu Công ty Chứng khoán MBS, đối với tiêu chí này, thời gian tới, Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoá (VSD) có thể xem xét giảm tỷ lệ ký quỹ từ 100% xuống 20% cũng là sự cải thiện quan trọng để MSCI có thể xem xét.
Hiện nay, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong rổ MSCI cận biên là 28%, khoảng gần 27 tỷ USD. Đây là con số rất nhỏ nếu so với quy mô vốn dành cho thị trường mới nổi là hơn 6.800 tỷ USD.
Chuyên gia lưu ý, việc chậm trễ vào danh sách xem xét nâng hạng sẽ mất đi cơ hội thu hút những dòng dòng vốn hàng nghìn tỷ USD vào với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thị trường chứng khoán Việt có thể phục hồi

Trong báo cáo mới cập nhật, ông Michael Kokalari, CFA Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital cho rằng, mặc dù chỉ số VN-Index hiện có dấu hiệu suy giảm cùng với thị trường chứng khoán toàn cầu, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong tình trạng vững mạnh, chủ yếu do tiêu dùng nội địa - chiếm 2/3 GDP của Việt Nam - đang bùng nổ.
Thị trường chứng khoán có đồng thuận rằng kỳ vọng EPS của VN-Index sẽ tăng trưởng gần 20% trong năm nay, theo Bloomberg.
Việt Nam thực sự có thể trở thành “con hổ mới” của châu Á?

“Vì thế, chúng tôi kỳ vọng với khả năng chống chịu này, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP và tăng trưởng thu nhập cao của Việt Nam sẽ thúc đẩy chỉ số VN-Index tăng đáng kể thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ một khi Fed nới lỏng việc tăng lãi suất”, - ông Kokalari nói.

Tuy nhiên, điều tương tự không thể xảy ra đối với tất cả những nền kinh tế mới nổi khác, đặc biệt là các quốc gia có thâm hụt tài khoản vãng lai và các khoản nợ bằng USD khổng lồ.
VinaCapital cũng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của hai quỹ mở cổ phiếu VESAF và VEOF sẽ tiếp tục vượt chỉ số tham chiếu VN-Index, điều mà các quỹ này đến nay đã và đang đạt được – vượt chỉ số VN-Index bởi 13 điểm % so với đầu năm, tính đến ngày 23/6/2022.
Thảo luận