Chuyên gia: Mỹ dự định triển khai cơ sở hạ tầng quân sự khổng lồ ở châu Âu

MOSKVA (Sputnik) - Mục tiêu có thể mở rộng lực lượng phản ứng nhanh NATO ở châu Âu là tăng cường ảnh hưởng quân sự và chính trị của Hoa Kỳ, Alexander Shpunt, Giám đốc Viện Các Công cụ Phân tích Chính trị, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Sputnik
Các nhà lãnh đạo NATO sẽ thảo luận về việc tăng cường hơn nữa liên minh theo hướng đông, bao gồm việc tăng số lượng lực lượng phản ứng nhanh lên 300 000 người, Jens Stoltenberg, Tổng thư ký tổ chức nói tại một cuộc họp báo trước hội nghị thượng đỉnh ở Madrid, diễn ra từ ngày 28 đến 30/6.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường sự hiện diện của mình ở hướng đông... Sẽ điều chuyển lực lượng phản ứng của NATO. Chúng tôi cũng sẽ mở rộng khả năng của mình trong trường hợp xảy ra xung đột", - ông nói.

Trong cuộc phỏng vấn với đài Sputnik, Alexander Shpunt, Giám đốc Viện Các Công cụ Phân tích Chính trị, bày tỏ quan điểm mục tiêu gia tăng lực lượng phản ứng nhanh của NATO ở châu Âu là nhằm tăng cường ảnh hưởng quân sự và chính trị của Hoa Kỳ.
Ở Hoa Kỳ nói gì về chiến lược mới của NATO

Không nên coi NATO là một liên minh quân sự, bởi vì tỷ lệ lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ và các thành viên NATO châu Âu là không thể so sánh được. Và trên thực tế, khi nói về việc gia tăng NATO ở châu Âu, đặc biệt liên quan đến các lực lượng phản ứng nhanh, thực tế là chúng ta đang nói về sự gia tăng thành phần quân đội Mỹ ở châu Âu - sự chiếm đóng quân sự của họ", - Alexander Shpunt nói.

Tăng cường ảnh hưởng quân sự và chính trị của Hoa Kỳ ở Châu Âu

Bằng cách tăng cường hiện diện quân sự, Hoa Kỳ đang mở rộng khu vực mà người châu Âu không thể kiểm soát, ông nói tiếp.

"Đây là sự gia tăng ảnh hưởng quân sự và chính trị của Hoa Kỳ. 300 nghìn người là những căn cứ mới, những cơ sở kinh doanh mới gắn liền với những căn cứ này, những tuyến đường hậu cần mới, những nhà kho mới, không biết sẽ nằm ở đâu ... Đây là một cơ sở hạ tầng khổng lồ sẽ được triển khai ở châu Âu, mà châu Âu sẽ không kiểm soát được", - chuyên gia nói.

Kết quả là, sự phụ thuộc chính trị của các nước EU vào Washington sẽ chỉ tăng lên, ông tin chắc.
“Chúng ta trở nên yếu hơn” - người dân Mỹ ngày càng nghi ngờ vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ

"Về góc độ chính trị, một châu Âu yếu không có lợi cho Moskva, Mỹ ở xa không phải chịu ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt đã áp đặt đối với Nga ... Chủ quyền của châu Âu với tư cách là người đối thoại sẽ yếu đi từng ngày. Và tình hình này chỉ ngày càng trầm trọng", - Alexander Shpunt kết luận.

Thảo luận