Ngoại trưởng Nga Lavrov bình luận về việc ông Blinken từ chối chụp ảnh chung

MOSKVA (Sputnik) - Bình luận về việc Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken không muốn tham gia chụp ảnh chung với các Bộ trưởng G20 do sự hiện diện của phía Nga, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết ông cũng không mời Blinken chụp ảnh cùng.
Sputnik
Các Ngoại trưởng G20 gặp nhau vào thứ Sáu tại đảo Bali của Indonesia. Hôm thứ Sáu, các đại biểu đã huỷ bỏ nghi thức chụp ảnh những thành viên tham dự cuộc gặp G20, mà như báo chí đưa tin, phần nhiều là do lập trường của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken – ông này không muốn tham gia vào sự kiện nếu có Ngoại trưởng Nga Lavrov.
«Đối với phát ngôn về các cuộc gặp với tôi, những tuyên bố rằng người ta sẽ không chụp ảnh cùng tôi, thì tôi đâu có mời ai chụp ảnh chung. Và tôi cũng không mời bất kỳ ai ở bất kỳ đâu. Indonesia đã mời tôi đấy chứ», - ông Lavrov nói với các phóng viên.

Phản đối sự hiện diện của ông Larov

Trước đó, trên đảo Bali đã diễn ra dạ tiệc chào mừng các đại biểu tham gia cuộc gặp. Theo dữ liệu của hãng tin Kyodo, những người đứng đầu cơ quan ngoại giao của các nước G7 đã quyết định không dự bữa tối đó, để tỏ ý phản đối sự hiện diện của Ngoại trưởng Nga Lavrov.
Bình luận về với Sputnik về tình huống này, bà Maria Zakharova đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng Ngoại trưởng Lavrov «đã tiến hành một số cuộc tiếp xúc và không nhận thấy sự vắng mặt của các Bộ trưởng tẩy chay sự kiện». Trước đó, hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Nga đã tổ chức các cuộc gặp bên lề G20 với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu. Ngày thứ Sáu, sẽ diễn ra các cuộc hội đàm với các Ngoại trưởng Ấn Độ, Indonesia, Argentina và Brazil.
Một số ngoại trưởng G20 từ chối chụp ảnh với ông Lavrov

Hội nghị thượng đỉnh G20

Indonesia đảm trách chức vụ Chủ tịch G20 nhiệm kỳ 2022. Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra trên đảo Bali vào tháng 11 năm nay.
G20 là diễn đàn hàng đầu về hợp tác quốc tế trên các khía cạnh quan trọng nhất của chương trình nghị sự kinh tế và tài chính quốc tế.
Các mục tiêu chính của diễn đàn là: phối hợp chính sách giữa các thành viên G20 nhằm đạt được sự ổn định kinh tế toàn cầu và tăng trưởng bền vững; thúc đẩy các quy định tài chính làm giảm rủi ro và ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai; tạo ra một kiến trúc tài chính quốc tế mới.
Hiện tại, 19 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU) có tư cách là thành viên thường trực của G20. Ngoài Nga, G20 còn bao gồm Argentina, Australia, Brazil, Anh, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Canada, Trung Quốc, Mexico, Ả Rập Saudi, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Nam Phi, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Thảo luận