Theo lời bà Yellen mà Wall Street Journal trích dẫn, sau các cuộc tiếp xúc với đại diện ban lãnh đạo CHND Trung Hoa, các bên đã đồng ý "tiếp nối công việc" theo hướng này. Cuộc gặp của bà Yellen và ông Lưu Hạc diễn ra trong định dạng ảo vào tuần trước, tuy nhiên, trước đó không hề có thông báo gì về việc đại diện hai nước sẽ thảo luận ý tưởng thiết lập "giá trần" cho dầu của Nga.
"Họ đã lắng nghe chúng tôi và bày tỏ thái độ sẵn sàng thảo luận thêm về vấn đề này", - Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ nói với báo chí như vậy khi bà đang tiến hành chuyến thăm Tokyo.
Giá trần đe doạ cái gì?
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Dmitry Birichevsky Vụ trưởng Vụ Hợp tác Kinh tế của Bộ Ngoại giao Nga lưu ý rằng việc áp dụng mức giá trần đối với dầu mỏ và khí đốt của Nga là động thái đầy rủi ro và sẽ chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng. Trong trường hợp có bước đi như vậy của phía phương Tây, các công ty Nga sẽ hành động xuất phát từ mục tiêu hiệu quả kinh tế, ông cho biết. Bình luận về kết quả cuộc họp của các nhà lãnh đạo G7, nơi thảo luận đề xuất giới hạn giá, ông lưu ý rằng "về mặt lý thuyết, các nước phương Tây có thể cố gắng áp đặt «giá trần» bằng cách gây sức ép với các công ty cung cấp tài chính, dịch vụ hậu cần và bảo hiểm, gắn với tuyến cung cấp dầu bằng đường hàng hải từ Nga».