Ở Trung Quốc phân tích thế giới sẽ phải gánh chịu điều gì sau các lệnh trừng phạt chống Nga

© Flickr / Nestor Galinadầu mỏ
dầu mỏ - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Việc giới hạn giá dầu của Nga đang được phương Tây thảo luận sẽ tiếp tục phá vỡ chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu và làm giá cả biến động mạnh, khiến lạm phát toàn cầu tăng cao hơn nữa và sự phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại.
Đây là nhận định của ông Lin Boqiang, Chủ nhiệm khoa tại Đại học Chính sách năng lượng Trung Quốc trong một bài viết đăng trên Huanqiu Shibao (Thời báo Hoàn cầu).
Như chuyên gia lưu ý, mục tiêu của phương Tây là cố gắng đánh vào nguồn thu nhập từ năng lượng của Nga với chi phí thấp nhất cho chính mình.
"Tuy nhiên, tác động của việc giới hạn giá có thể không tích cực như Hoa Kỳ mong đợi", - ông Boqiang viết.
Theo ý kiến của ông, "không loại trừ" khả năng Moskva sẽ đáp trả bằng cách giảm sản lượng khai thác dầu. Cụ thể, theo JPMorgan Chase & Co. nhận định, Nga có thể cắt giảm sản lượng khai thác dầu thêm 5 triệu thùng/ngày mà không ảnh hưởng mấy đến nền kinh tế của chính mình.
Máy bơm dầu ở Tatarstan - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2022
Cocktail dầu: cách thức lách lệnh trừng phạt để nhiên liệu Nga tìm đường đến tay người mua

Tình hình kinh tế toàn cầu đang xấu đi

"Kết quả không chỉ Hoa Kỳ và châu Âu phải đối phó với viễn cảnh giá dầu tăng vọt, mà sự leo thang cuộc chiến năng lượng giữa Nga và phương Tây có thể dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu nguồn cung năng lượng toàn cầu”, - chuyên gia cảnh báo.
Ngoài ra, giá dầu tăng cao trong tình hình như vậy chắc chắn sẽ làm xấu đi tình hình kinh tế toàn cầu vốn đang chịu sức ép lớn về lạm phát.
“Mức giá trần ấy sẽ tiếp tục phá vỡ chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu và làm giá năng lượng biến động mạnh, từ đó dẫn đến lạm phát toàn cầu tăng cao hơn nữa và kinh tế phục hồi chậm hơn”, - ông Boqiang cho biết.
Trong khi đó về ngắn hạn châu Âu khó có thể tìm được giải pháp thay thế cho dầu của Nga, ông phân tích tiếp. Nếu Moskva, nơi hiện nay đang tích cực tìm kiếm khách hàng mới, có thể mở ra thị trường mới để xuất khẩu dầu trong điều kiện khủng hoảng, thì EU sẽ rất thận trọng trước ý tưởng cắt bỏ nguồn cung cấp năng lượng từ Nga, chuyên gia kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала