Kiev sử dụng chiến thuật khủng bố
Một nguồn tin trước đó cho biết, tên lửa HIMARS do Mỹ cung cấp cho Ukraina không phải là mục tiêu khó đối phó đối với hệ thống phòng không của Nga và thường xuyên bị bắn hạ, nhưng Kiev sử dụng chiến thuật khủng bố là tấn công tổng lực nhằm vào các mục tiêu dân sự được che chắn không kiên cố.
"Dễ hiểu nguyên nhân vì sao chiến dịch tuyên truyền của Ukraina lại cường điệu HIMARS, lan truyền thông tin trong toàn xã hội về khả năng phi thực tế của loại vũ khí này. Ở đây có một vấn đề khác - thế giới blog của chúng ta, bao gồm các diễn đàn yêu nước quá khích ("ura-patriot"/jingoistic), bị mồi nhử đó dẫn dắt, bắt đầu gây ra tâm lý nhiễu loạn, chỉ trích hệ thống phòng không và “bên quốc phòng” của chúng ta, nghi ngờ họ không đủ sức đối phó với những thách thức đó. Chính bọn họ không nhận ra rằng họ làm như vậy là có lợi cho Kiev, bị sa vào thế trận tấn công thông tin của chúng", - ông Leonkov nhận xét.
Chuyên gia lưu ý rằng gần đây có nhiều vụ tấn công của quân đội Ukraina được cho là sử dụng HIMARS nhằm vào cơ sở hạ tầng hậu phương của LLVT Nga và dân quân LNR và DNR. Tuy nhiên khi các điều tra viên của Nga đến hiện trường nơi bị tấn công thì phát hiện thấy những mảnh vỡ tên lửa thuộc các loại hoàn toàn khác - Tochka-U và Olkha (phiên bản sửa đổi MLRS Smerch của Ukraina).
"Nếu xem tin tức trên các phương tiện truyền thông Ukraina, thì thấy chỉ có sáu tổ hợp mà chúng kịp tấn công ở khắp mọi nơi - chỉ loại vũ khí có khả năng cơ động phi thường mới có thể bao quát chiến trường trong phạm vi khổng lồ như vậy! Vừa nổi lên ở mạn Izyum-Kharkov, sau đó ngay lập tức lại có mặt ở vùng Donetsk, ngay cạnh Kakhovka, thế mà chỗ nào cũng đạt hiệu quả tối đa. Ở Kiev bọn họ đã biến HIMARS thành thứ "vũ khí thần kỳ", nhưng hãy thử nghĩ mà xem, làm thế nào mà chỉ 6 hệ thống lại có thể gây ra nhiều tai họa đếnnhư vậy? Không nên tin vào những trò tuyên truyền lộ liễu như thế",- người đối thoại của báo kết luận.
Hệ thống MRLS HIMARS của Mỹ ở Ukraina
Theo các nguồn tin công khai, trước đó Mỹ đã bàn giao cho Ukraina 8 hệ thống MRLS HIMARS di động trên khung gầm bánh lốp. Theo kế hoạch, bốn hệ thống khác sẽ được chuyển giao cho Ukraina. Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng, cho đến nay ít nhất hai hệ thống HIMARS đã bị phá hủy dưới hỏa lực của LLVT Nga. HIMARS sử dụng tên lửa 227 mm, mỗi giàn có thể phóng sáu quả đạn cùng một lúc. Tên lửa không điều khiển của MLRS Hoa Kỳ có tầm bắn tối đa 45 km, đạn cải tiến, theo nhiều nguồn tin khác nhau, có tầm bắn lên tới 70-80 km. Chúng có hệ thống điều khiển quán tính hiệu chỉnh quỹ đạo đường đạn bắn tới mục tiêu theo dữ liệu GPS.
Để so sánh, hệ thống MLRS Tornado-S của Nga cũng sử dụng đạn hiệu chỉnh theo nguyên tắc dẫn đường giống như vậy - hệ thống điều khiển quán tính cộng với hiệu chỉnh từ vệ tinh, nhưng tầm bắn lớn hơn đáng kể - 120 km, cỡ nòng cũng lớn hơn (300 mm) và đầu đạn có sức công phá mạnh hơn.