Đại diện các nước đang phát triển nói về tác hại lệnh trừng phạt chống Nga đới với kinh tế

Moskva (Sputnik) - Tại cuộc gặp của những người đứng đầu bộ tài chính và ngân hàng trung ương của các nước G20, đại diện các nước đang phát triển, bao gồm Brazil và Ấn Độ, đã tuyên bố về tác động tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu mà tình hình ở Ukraina và các lệnh trừng phạt chống Nga gây ra.
Sputnik
Hôm thứ Bảy, hãng tin Kyodo, trích dẫn các nguồn tin, cho biết.
Theo Kyodo, trong quá trình thảo luận, các nước G7 đổ lỗi cho Liên bang Nga về việc tăng giá năng lượng và vi phạm an ninh lương thực. Phía Nga phản đối, lưu ý rằng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva có ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế thế giới.
Đến lượt mình, trong cuộc thảo luận về vấn đề này, đại diện các nước đang phát triển, trong đó có Brazil và Trung Quốc, đã lưu ý rằng tình hình Ukraina và các lệnh trừng phạt chống Nga đều gây ra tác động tiêu cực.
Các biện pháp chống Nga của Mỹ đẩy EU xuống vực sâu
Theo Reuters, sự khác biệt giữa lập trường về Ukraina là lý do sau cuộc họp không có tuyên bố chung. Thay vào đó, sẽ có tuyên bố của chủ tịch diễn đàn tóm tắt các cuộc thảo luận. Theo Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati, hầu hết các vấn đề đều nhận được sự ủng hộ của tất cả các bên tham gia, và chỉ có hai mục là có ý kiến mâu thuẫn. Đồng thời, bà Indrawati thừa nhận rằng cuộc gặp đã diễn ra trong điều kiện "căng thẳng địa chính trị".

Các biện pháp trừng phạt chống Nga

Sau khi bắt đầu hoạt động đặc biệt của quân đội Nga nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Moskva.
Nhiều quốc gia tuyên bố đóng băng tài sản của Nga và kêu gọi từ bỏ năng lượng Nga. Tất cả những điều này đã trở thành vấn đề đối với Mỹ và châu Âu, khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng mạnh.
Thảo luận