“Nếu dự luật được thông qua tại Thượng viện và Tổng thống Mỹ Joe Biden phê chuẩn thì các hạn chế đối với New Delhi sẽ không được áp dụng”, - ấn phẩm cho biết.
Quyết định này đã gây ra phản ứng tiêu cực ở Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Erkan Talu, tác giả bài báo, Washington đã thể hiện chính sách “tiêu chuẩn kép”, vì những hạn chế như vậy được đưa ra chống lại Ankara trong những trường hợp tương tự.
“Các sửa đổi đã được thông qua để giữ Ấn Độ đứng về phía Mỹ đối lập với Trung Quốc”, - nhà quan sát kết luận.
Tại sao Mỹ không áp đặt các biện pháp trừng phạt?
Trước đó, Lầu Năm Góc cho rằng việc Ấn Độ mua S-400 là vi phạm các quy định hạn chế đối với việc mua vũ khí của Nga. Các chuyên gia cho rằng Washington thay đổi quyết định vì các lệnh trừng phạt trả đũa mà New Delhi có thể đưa ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Mỹ.
Hợp tác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hợp đồng mua bộ trung đoàn S-400 vào năm 2017, Nga đã hoàn thành việc bàn giao hệ thống phòng không cho phía Thổ Nhĩ Kỳ vào mùa hè và mùa thu năm 2019. Thỏa thuận này đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ: Washington yêu cầu Ankara phải thay S400 bằng cách mua hệ thống Patriot của Mỹ, đe dọa trì hoãn hoặc thậm chí hủy bỏ việc bán máy bay chiến đấu F-35 mới nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như áp đặt các lệnh trừng phạt theo CAATSA.
Ankara sẽ không từ bỏ S-400. Hơn nữa, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 8 cho biết ông không nghi ngờ gì về việc mua một trung đoàn hệ thống tên lửa phòng không S-400 thứ hai từ Nga. Sau đó, bất chấp áp lực từ Hoa Kỳ, Erdogan nói rằng thỏa thuận với Nga đã được thực hiện và sẽ không được sửa đổi.