"Chúng tôi đã rõ ngay từ đầu rằng có thể phải duy trì các lệnh trừng phạt của mình trong một thời gian dài. Chúng tôi cũng thấy rõ rằng trong trường hợp hòa bình được thiết lập theo các điều kiện do Nga áp đặt thì sẽ không có bất kỳ biện pháp trừng phạt nào trong số này được dỡ bỏ”, - ông Scholz viết trong chuyên mục báo Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức.
Theo ông Scholz, nhiều công dân Đức đã và đang phải gánh chịu những hậu quả như giá xăng và thực phẩm tăng cao, nhiều người đang nhìn hóa đơn tiền điện và nhiên liệu với sự "lo lắng".
"Con đường này không hề dễ dàng ngay cả đối với một đất nước mạnh mẽ, thịnh vượng như của chúng ta. Chúng ta cần phải chịu đựng nhiều", - Thủ tướng Đức nhận xét.
Các biện pháp trừng phạt chống Nga
Sau khi LB Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt ở Ukraina, các nước phương Tây đã áp đặt một số biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng kiềm chế và làm suy yếu nước Nga là chiến lược lâu dài của phương Tây, và lệnh trừng phạt đã giáng đòn mạnh vào toàn bộ nền kinh tế thế giới. Theo Tổng thống Liên bang Nga, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu trên thực tế đã tuyên bố không có khả năng thanh toán nợ đối với Nga khi đóng băng dự trữ ngoại hối của nước này.
Vào ngày 18/7, các Bộ trưởng Ngoại giao EU sẽ thảo luận về những biện pháp trừng phạt đối với Nga, cũng như giải pháp hỗ trợ Ukraina. Các biện pháp mới dự kiến sẽ bao gồm hạn chế nhập khẩu vàng của Nga và các biện pháp trừng phạt cá nhân mới.