Nhà phân tích chính trị nói về tác động của chiến dịch đặc biệt với việc lãnh đạo châu Âu từ chức

MOSKVA (Sputnik) - Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina chỉ là một yếu tố phụ ảnh hưởng đến việc từ chức của một số chính trị gia ở các nước châu Âu. Những lý do chính đã được ông Andrey Kortunov, Giám đốc Hội đồng các vấn đề quốc tế của Nga giải thích trong cuộc phỏng vấn.
Sputnik

Khủng hoảng chính trị ở Châu Âu

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã nói về "sự mất mát" của bốn chính phủ châu Âu sau khi bùng phát các hành động thù địch trên lãnh thổ Ukraina trong bài phát biểu tại thành phố Bail-Tusnad của Romania. Ông Kortunov đã gọi tuyên bố của ông ta có phần là đúng sự thật.

"Hiện nay ở một số quốc gia phương Tây, kể cả các quốc gia hàng đầu châu Âu, bất ổn chính trị đang diễn ra. Tôi sẽ không nói rằng tình hình này chỉ liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt trên lãnh thổ Ukraina, với cuộc chiến trừng phạt đang diễn ra giữa Nga và phương Tây sau khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt", - nhà khoa học chính trị cho biết.

Nguyên nhân bên trong

Trong khi đó, các cuộc khủng hoảng chính trị ở một số quốc gia châu Âu xảy ra chủ yếu do nguyên nhân bên trong, ông Kortunov lập luận.

"Nếu chúng ta nói về Vương quốc Anh, về sự ra đi của Thủ tướng Boris Johnson, thì Vương quốc Anh vẫn chưa hoàn toàn khắc phục được hậu quả của Brexit. Những hậu quả này, kể cả về mặt kinh tế và xã hội, cũng không kém gì tác động của chiến dịch đặc biệt mà quân đội Nga tiến hành. Nếu chúng ta nói về Ý và sự sụp đổ tiếp theo của chính phủ Ý, thì chúng ta không được quên rằng ở Ý, bản thân hệ thống chính trị, được tạo ra sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, gây ra sự thay đổi chính phủ khá thường xuyên. Theo nghĩa này, đối với Ý, đây là trạng thái tự nhiên, mặc dù không có gì tốt đẹp trong điều này", - nhà khoa học chính trị lưu ý.

Châu Âu bị trách vì lặp lại sai lầm ở Anh của Napoleon trong mối quan hệ với Nga

Những cuộc từ chức nào đã xảy ra ở Châu Âu?

"Chiến lược của phương Tây giống như một chiếc xe bị xẹp lốp cả 4 bánh. Các lệnh trừng phạt không làm rung chuyển Moskva. Châu Âu đang gặp khó khăn về kinh tế và chính trị, bốn chính phủ đã trở thành nạn nhân của lệnh trừng phạt: đó là Anh, Bulgaria, Ý và Estonia", - chính trị gia nói.

Thủ tướng Anh Boris Johnson buộc phải từ chức sau khi hơn 50 thành viên chính phủ rời bỏ chức vụ để phản đối. Thủ tướng Ý Mario Draghi từ chức do mâu thuẫn giữa các đảng trong liên minh cầm quyền và Nội các. Ngoài ra, Thủ tướng Estonia Kaya Kallas đã từ chức, sau đó quay trở lại và thành lập chính phủ mới. Trong tháng 6, Quốc hội Bulgaria đã thông qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ liên minh do Thủ tướng Kiril Petkov lãnh đạo.
Thảo luận