Thủ tướng Hungary phản bội Liên minh Châu Âu vì Nga

MOSKVA (Sputnik) - Các nước Liên minh châu Âu coi việc Thủ tướng Hungary Viktor Orban sẵn sàng thực hiện những động thái đầu tiên hướng tới bình thường hóa quan hệ với Nga là một sự phản bội, William Nattrass viết trong bài báo cho tạp chí Spectator.
Sputnik
Theo ý kiến của ông, đây là một trong những dấu hiệu chắc chắn cho thấy sự thống nhất của châu Âu trong mối quan hệ với Ukraina đang sụp đổ trước sức ép kinh tế.

''Khó có thể tưởng tượng một viễn cảnh nhục nhã hơn đối với EU: một quốc gia thành viên đang cầu xin Tổng thống Nga Vladimir Putin tăng nguồn cung cấp khí đốt sau nhiều năm khối này chế nhạo tuyên bố về sự phụ thuộc năng lượng vào Moskva'', - bài báo viết.

Hơn nữa, như nhà quan sát lưu ý, ngoài việc tăng nguồn cung cấp nhiên liệu, Budapest còn nhấn mạnh đến việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân ở Hungary do công ty nhà nước Nga ''Rosatom'' thực hiện.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Thủ tướng Hungary: Giao tranh ở Ukraina có thể chấm dứt sự thống trị của phương Tây

"Budapest chỉ trung thực ở chỗ nước khác sợ hãi. Ví dụ, Berlin đang làm mọi cách để có thêm nhiên liệu của Nga thông qua đường ống dẫn khí ''Dòng chảy phương Bắc'', bất chấp những tuyên bố trước đây của Thủ tướng Olaf Scholz về kế hoạch của Đức nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt từ Nga càng sớm càng tốt. Hungary ngay từ đầu phản đối các lệnh trừng phạt, một phần vì họ tin rằng sự phụ thuộc năng lượng của châu Âu vào Nga sẽ làm ra kiểu đạo đức giả này không thể tránh khỏi."

Tác giả cũng chỉ ra sự thất bại của các biện pháp trừng phạt chống Nga do các nước phương Tây áp đặt.

"Với sự chắc chắn không thể tránh khỏi, các biện pháp hạn chế kinh tế của EU đối với khí đốt của Nga đã thất bại. Những nỗ lực á thần Hercules của khối chỉ dẫn đến các lệnh trừng phạt đối với dầu trở thành nửa vời", - tác giả bài báo nêu rõ.

Các biện pháp trừng phạt chống Nga

Sau khi bắt đầu hoạt động đặc biệt của quân đội Nga nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Moskva. Nhiều quốc gia tuyên bố đóng băng tài sản của Nga và kêu gọi từ bỏ năng lượng Nga. Tất cả những điều này đã trở thành vấn đề đối với Mỹ và châu Âu, khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng mạnh.
Thảo luận