"Hiện có nguy cơ vũ khí này rơi vào tay các nhóm tội phạm có tổ chức hoặc những kẻ khủng bố", - đại diện Europol nói. Theo ông, hệ thống tên lửa phòng không di động Javelin của Anh bị rao bán trái phép trên Darknet.
Mối đe dọa nghiêm trọng đến đâu?
“Buôn lậu quy mô rộng lớn như vậy không thể thực hiện được nếu không có sự tham gia của các quan chức cấp cao trong chính phủ. Trong điều kiện hiện tại ở Ukraina, hoạt động của một cơ chế buôn lậu như vậy không phải là đặc biệt khó khăn. Tất nhiên, đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với châu Âu. Việc nhập lậu vũ khí vào các nước châu Âu trong bối cảnh có rất nhiều người tị nạn từ Ukraina sẽ khiến tội phạm gia tăng mạnh. Ngoài ra, có nguy cơ vũ khí từ Ukraina rơi vào tay các tổ chức khủng bố có thể sử dụng nó ở châu Âu. Ở đây nói về mối đe dọa không chỉ đối với các nước châu Âu. Vũ khí đã được nhập lậu có thể rơi vào tay các nhân viên đảng Công nhân người Kurd (PKK), cụ thể là đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG), vốn bị Ankara coi là một tổ chức khủng bố. Ví dụ, lính đánh thuê quốc tịch Anh Aiden Aslin bị kết án tử hình tại DNR đã chiến đấu trong hàng ngũ các đơn vị tự vệ người Kurd YPG trước khi gia nhập Lực lượng vũ trang Ukraina. Trong một video, anh ấy nói về việc vận chuyển vũ khí từ Ukraina đến các đơn vị PKK/YPG. Vì thế, chúng tôi có thể rút ra kết luận rằng, những vũ khí này cũng gây ra mối nguy hiểm lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ”, - chuyên gia Mehmet Perinçek nói.
“Thế lực đầu tiên là Hoa Kỳ, quốc gia không cho phép Ukraina đàm phán với Nga. Họ đã phá hoại quá trình đàm phán ở Istanbul: khi việc ký kết thỏa thuận được cho là diễn ra, họ đã dàn dựng hành động khiêu khích ở Bucha. Thế lực thứ hai muốn kéo dài xung đột là những quan chức Ukraina thu lợi từ các hoạt động quân sự. Họ nhận thức rõ rằng, Kiev không thể giành chiến thắng, vì thế, họ cố gắng làm đầy túi tiền của mình nhiều nhất có thể ngay bây giờ. Và buôn lậu vũ khí là một trong những nguồn thu nhập của đại diện chính quyền Ukraina, những người được hưởng lợi từ việc kéo dài cuộc xung đột”, - ông Mehmet Perinçek nhấn mạnh.
“Như có thể thấy rõ qua lời khai của những cá nhân này, trước đây họ đã tham gia các “cuộc chiến tranh ủy nhiệm” tại Libya và Syria. Một số người thừa nhận rằng, họ đã chiến đấu trong hàng ngũ các đơn vị YPG của người Kurd ở Syria, mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố. Không có gì bí mật rằng, trong khuôn khổ khái niệm “chiến tranh ủy nhiệm”, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đang gửi những chiến binh và vũ khí nước ngoài đến Ukraina. Có chú ý đến việc Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đang hỗ trợ cho các nhóm vũ trang bất hợp pháp gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia ở biên giới phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ, dễ hiểu tại sao sự xuất hiện của vũ khí đã được nhập lậu dọc theo đường biên giới phía bắc tạo ra những rủi ro đáng kể”, - chuyên gia Ferit Temur kết luận.