AUKUS làm dấy lên nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân

Trung Quốc có lý do để không chấp nhận lời giải thích “thỏa thuấn AUKUS không có nguy cơ gây ra hiểm họa liên quan tới phổ biến vũ khí hạt nhân”.
Sputnik
Trung Quốc đang phối hợp với các đối tác để cùng hành động nhằm ngăn chặn nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân thông qua quan hệ đối tác Mỹ-Anh-Australia. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia bình luận về tuyên bố của Đại sứ Trung Quốc tại LHQ ông Zhang Jun (Trương Quân).
Trung Quốc đang phối hợp với các đối tác để cùng hành động nhằm ngăn chặn nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân thông qua quan hệ đối tác Mỹ-Anh-Australia. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia bình luận về tuyên bố của Đại sứ Trung Quốc tại LHQ ông Zhang Jun (Trương Quân).
Nói thẳng ra, những lời giải thích của các đối tác Mỹ, Anh và Úc là không đủ. Hôm thứ Hai, đại sứ Trung Quốc tuyên bố như vậy khi phát biểu tại cuộc họp nhân dịp Trung Quốc đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào tháng Tám. Thỏa thuận AUKUS liên quan đến việc chuyển giao uranium làm giàu và các vật liệu hạt nhân khác, điều này làm dấy lên nghi ngờ về việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực và có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang, ông Zhang Jun nói.

Thỏa thuận AUKUS không ăn khớp với tuyên bố trước đó

Đại sứ Trung Quốc cũng thu hút sự chú ý đến việc thỏa thuận AUKUS không ăn khớp với những tuyên bố trước đó của các bên tham gia về vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân. Anh và Mỹ thể hiện quan điểm rất cứng rắn về các vấn đề hạt nhân của Iran và Triều Tiên. Tuy nhiên, khi nói về AUKUS, họ quả quyết rằng, thỏa thuận này không vi phạm các tiêu chuẩn về không phổ biến vũ khí hạt nhân. Đó chính là "tiêu chuẩn kép", đại sứ Trung Quốc tại LHQ nhấn mạnh.
Bài phát biểu của ông vào ngày 1/8 trùng với thời điểm khai mạc Hội nghị đánh giá lại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) của Liên hợp quốc. Tổng thống Mỹ Joe Biden truyền đi thông điệp nhân dịp này, trong đó khẳng định, Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với IAEA để đảm bảo rằng AUKUS đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về không phổ biến vũ khí hạt nhân. Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken lưu ý rằng, các tàu ngầm mà Australia mua sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân nhưng không được trang bị vũ khí hạt nhân. Nhà ngoại giao Mỹ đảm bảo rằng, các tàu ngầm này sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Chuyên gia: Trung Quốc cần căn cứ hải quân ở Campuchia để chống lại AUKUS

Trung Quốc phân tích chi tiết các hành động của Mỹ

Trong khi đó, Trung Quốc có mọi lý do để quan ngại nghiêm túc về quan hệ đối tác AUKUS và không tin tưởng vào những đảm bảo rằng, thỏa thuận này không có nguy cơ gây ra hiểm họa liên quan tới phổ biến vũ khí hạt nhân, - chuyên gia Pavel Kamennov từ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Trung Quốc tại Viện Viễn Đông (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) lưu ý.

“Trung Quốc đang phân tích kỹ lưỡng các hành động của Hoa Kỳ không chỉ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà còn ở châu Âu, đặc biệt là trong quan hệ với Nga. Kinh nghiệm này là nguyên nhân chính gây ra sự mất lòng tin đối với các tuyên bố của Mỹ. Hoa Kỳ nói một đằng nhưng làm một nẻo, Mỹ thường làm những gì có lợi cho họ trong một tình huống nhất định. Vì lợi ích địa chính trị của mình, họ đã vi phạm lời hứa NATO không mở rộng sang phía Đông đến biên giới của Nga. Chính sách của Hoa Kỳ cho thấy rõ rằng, việc tìm kiếm bất kỳ bảo đảm pháp lý nào từ họ về tình trạng phi hạt nhân của AUKUS là vô ích. Không ai sẽ đưa ra bất kỳ đảm bảo nào, và nếu họ ký văn kiện nào đó, thì họ có thể từ chối, hoặc chỉ đơn giản không tuân thủ thỏa thuận này. Các tài liệu Trung-Mỹ ghi rõ cam kết tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc "một Trung Quốc" trong vấn đề Đài Loan. Trong khi đó, trên thực tế Hoa Kỳ đang vi phạm các cam kết và đang đẩy cao căng thẳng khắp châu Á. Đây cũng là một lý do khiến Trung Quốc không tin lời hứa của Mỹ về việc thỏa thuận AUKUS sẽ không dẫn đến phổ biến vũ khí hạt nhân”, - chuyên gia Pavel Kamennov nói.

Quan hệ đối tác AUKUS làm tăng nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân, và Trung Quốc sẽ sử dụng Hội nghị NPT để thu hút sự chú ý đến vấn đề quốc tế quan trọng này, - chuyên gia Tô Hào, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Các vấn đề Hòa bình của Học viện Ngoại giao Trung Quốc, nói với Sputnik.
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, thiếu tướng đã nghỉ hưu Pavel Zolotarev, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chính trị-quân sự tại Viện Hoa Kỳ và Canada thuộc Viện Khoa học Nga, dự báo về sự gia tăng mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự.

“Hoa Kỳ và Anh sẽ tìm cách trang bị cho Úc các tàu ngầm hạt nhân và thúc giục các quốc gia đồng minh hỗ trợ cho họ có sử dụng luận điểm về mối đe dọa từ Trung Quốc. Về phần mình, Trung Quốc sẽ tập trung vào việc chỉ trích các hành động của Mỹ trong lĩnh vực quân sự, đồng thời sẽ làm mọi cách để tránh đối đầu quân sự. Mỹ và Trung Quốc sẽ tránh mọi xung đột vũ trang. Những sự cố có thể xảy ra, nhưng chắc chắn sẽ không có một cuộc xung đột nào dù là nhỏ nhất. Điều này không phục vụ lợi ích kinh tế của họ”, - chuyên gia Pavel Zolotarev nói.

Tại buổi họp báo ngày 1/8, Chủ tịch Hội nghị đánh giá lại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) Gustavo Zlauvinen cho biết, thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân giữa ba bên Anh, Australia và Mỹ (AUKUS) hiện đang làm dấy lên quan ngại sâu sắc ở một số nước, đặc biệt là Nga và Trung Quốc. Theo Chủ tịch Hội nghị, Trung Quốc coi thỏa thuận này vi phạm tinh thần Hiệp ước NPT. Ông Gustavo Zlauvinen cho rằng, vấn đề AUKUS là vấn đề nóng cần được đưa ra tại Hội nghị đánh giá lại NPT của Liên hợp quốc để các nước thảo luận và đàm phán một cách thấu đáo trong nhiều tuần về các vấn đề liên quan phổ biến vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, ông từ chối cho biết liệu với tư cách là chủ tọa của hội nghị, ông có tin rằng Hoa Kỳ, Anh và Úc đang vi phạm Hiệp ước NPT hay không, ông chỉ nói rằng, quyền quyết định xem liệu AUKUS có vi phạm NPT thuộc về các quốc gia.
Thảo luận