‘Chuyến đi đầy tranh cãi’
Thực sự có “hòa bình cho khu vực”?
“Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong một cuộc điện đàm gần đây với Tổng thống Mỹ Joe Biden, đã cảnh báo Mỹ không nên “đùa với lửa”. Vậy nhưng, chuyến thăm của bà Pelosi đến Đài Loan vẫn được thực hiện. Điều đó cho thấy sự độc lập của nhánh lập pháp so với nhánh hành pháp trong thể chế chính trị tam quyền phân lập ở Mỹ. Không chỉ vậy, Ban lãnh đạo Trung Quốc, và cụ thể là ông Tập Cận Bình, đã nghi ngờ về việc Mỹ đã chấm dứt chính sách "Một Trung Quốc”, TS. Phí Vĩnh Tường phân tích.
Kịch bản tiếp theo sẽ diễn tiến ra sao?
“Nếu đứng từ góc độ chi phí – lợi ích, chuyến đi thăm Đài Loan của bà Pelosi không mang lại lợi ích gì, ngoài việc thể hiện sự ủng hộ đối với Đài Loan cũng như giá trị dân chủ kiểu phương Tây mà Mỹ là đại diện. Ngoài ra, không có một lợi ích cụ thể mang tính đột phá nào cho Mỹ. Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Biden chưa quyết định giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước xấu đi thêm nữa có thể làm tổn hại đến chuỗi sản xuất và cung ứng - gây ra áp lực lạm phát đối với nền kinh tế Mỹ”, ông Tường chỉ ra.
Biển Đông trong tầm ngắm và hệ lụy?
“Ở khu vực Đông Á, có ba điểm nóng an ninh mà nguy cơ bùng phát thành xung đột là bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan và Biển Đông. Không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ hỗ trợ Triều Tiên mạnh mẽ hơn trong việc sản xuất và sở hữu các loại hình vũ khí hủy diệt hàng loạt”.
“Đối với biển Đông, Trung Quốc hoàn toàn có thể tiếp tục duy trì những cuộc tập trận quy mô lớn trên Biển Đông, thậm chí thách thức những hoạt động thể hiện sự tự do di chuyển, tự do hàng hải mà Mỹ thường thực hiện”, ông Tường nhấn mạnh.