https://kevesko.vn/20220803/chuyen-gia-chi-ra-nguy-co-bung-phat-xung-dot-khu-vuc-sau-chuyen-tham-cua-pelosi-16798293.html
Chuyên gia chỉ ra nguy cơ bùng phát xung đột khu vực sau chuyến thăm của Pelosi
Chuyên gia chỉ ra nguy cơ bùng phát xung đột khu vực sau chuyến thăm của Pelosi
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đang là tâm điểm của cả thế giới. Quan hệ Mỹ - Trung vốn đã căng thẳng xung quanh... 03.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-03T18:01+0700
2022-08-03T18:01+0700
2022-08-03T18:01+0700
tác giả
quan điểm-ý kiến
chuyến công du châu á của bà nancy pelosi
trung quốc
hoa kỳ
quan hệ quốc tế
chính trị
việt nam
thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/03/16780463_0:160:3072:1888_1920x0_80_0_0_e496f3402315fff64efb4a4e7d5c63d8.jpg
‘Chuyến đi đầy tranh cãi’Đây là nhận xét của TS. Phí Vĩnh Tường, Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam trong cuộc trao đổi với Sputnik về chuyến công du châu Á của người quyền lực thứ 3 trong hệ thống chính trị Mỹ. Trong đó, Đài Loan là điểm đến chiếm “spotlight”.Theo vị chuyên gia trên, đây có lẽ là chuyến công du nước ngoài cuối cùng của bà Pelosi trên cương vị Chủ tịch Hạ viện, bởi bà Pelosi nhiều khả năng sẽ rời chức vụ đó sau khi nhiệm kỳ này kết thúc, cũng là sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11 tới đây. TS. Phí Vĩnh Tường cho biết thêm:Điều này được thể hiện rất rõ ràng trong cuộc gặp lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tại Đài Bắc ngày 3/8. Chủ tịch Hạ viện Mỹ đã tuyên bố tại đây rằng, Mỹ không từ bỏ cam kết với hòn đảo.Trong chuyến thăm cơ quan lập pháp Đài Loan trước đó, bà Pelosi cũng nói rằng phái đoàn của bà đến Đài Loan nhằm mang lại "hòa bình cho khu vực".Thực sự có “hòa bình cho khu vực”?Chưa hề thấy “hòa bình” trong khu vực được củng cố, chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi khiến phía cả Mỹ lẫn Trung Quốc điều động lực lượng quân sự ở mức “cảnh giác cao độ” và sẵn sàng chiến đấu.Cụ thể, hơn 20 máy bay quân sự Trung Quốc đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) vào ngày 2/8, khi bà Pelosi bắt đầu chuyến thăm đến hòn đảo. Mỹ cũng không chịu ngồi yên và đã điều 4 chiến hạm, trong đó có một tàu sân bay, xuất hiện ở vùng biển phía đông Đài Loan trong thời gian bà Pelosi thăm Đài Loan.Điều đó đồng nghĩa với việc Mỹ không còn phản đối nền độc lập của Đài Loan, công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc và thừa nhận nhưng không chấp nhận các yêu sách của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với Đài Loan.Kịch bản tiếp theo sẽ diễn tiến ra sao?Đúng như giới chuyên gia dự đoán, theo một dự luật mà Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ xem xét ngày 3/8, Washington sẽ “cung cấp cho Đài Loan (Trung Quốc) vũ khí mang tính chất phòng thủ” và duy trì năng lực quân sự cần thiết của Mỹ để đảm bảo tương lai của hòn đảo này được xác định bằng các biện pháp hòa bình.Về phần mình, TS. Phí Vĩnh Tường cho rằng, tình hình sắp tới phụ thuộc vào biện pháp và mức độ phản ứng mà Trung Quốc sẽ thực hiện. Vị chuyên gia phân tích rằng, đối với quan hệ Mỹ - Trung, hiện tình trạng của mối quan hệ song phương này đang rất xấu.Hơn nữa, việc Mỹ tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự ở Tây Thái Bình Dương, chuyến thăm của bà Pelosi đến Đài Loan tiếp tục “phá đáy” của mối quan hệ vốn hàm chứa nhiều cạnh tranh và tiêu cực, thúc đẩy quá trình “tách đôi” giữa hai cường quốc này.Biển Đông trong tầm ngắm và hệ lụy?Đối với tình hình an ninh khu vực, chắc chắn Trung Quốc sẽ tìm cách đáp trả Mỹ sau chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi. TS. Phí Vĩnh Tường trao đổi với Sputnik:Cũng theo ông, một cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc xung quanh đảo Đài Loan với quy mô lớn lớn hơn so với cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1995 và 1996 đã được thông báo. Đài Loan sẽ phải đối mặt với các cuộc tập trận quân sự và thử tên lửa từ phía bắc, nam, đông và tây. Đây là điều chưa từng có.Tất nhiên, các cuộc xung đột sẽ kéo theo tác động nhất định tới thị trường tài chính quốc tế. TS. Phí Vĩnh Tường chỉ ra, đối với thị trường tài chính quốc tế có phần e ngại và có thể sẽ giảm ở châu Á trong thời gian bà Pelosi ở Đài Loan. Nhưng nếu Trung Quốc không tăng cường các cuộc tập trận và đe dọa tấn công thì tác động này sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
https://kevesko.vn/20220803/chuyen-tham-cua-pelosi-va-tieu-chuan-kep-cua-my-tren-chinh-truong-quoc-te-16781112.html
https://kevesko.vn/20220803/trump-goi-pelosi-la-dien-ro-vi-chuyen-di-den-dai-loan-16795351.html
https://kevesko.vn/20220803/lavrov-chuyen-tham-cua-pelosi-den-dai-loan-cho-thay-hoa-ky-muon-chung-minh-su-tuy-y-vo-do-cua-minh-16780668.html
https://kevesko.vn/20220803/viet-nam-kien-tri-thuc-hien-chinh-sach-mot-trung-quoc-16778447.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/03/16780463_171:0:2902:2048_1920x0_80_0_0_349727691cbb6ed82d608de0eaad19fa.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tác giả, quan điểm-ý kiến, chuyến công du châu á của bà nancy pelosi, trung quốc, hoa kỳ, quan hệ quốc tế, chính trị, việt nam, thế giới
tác giả, quan điểm-ý kiến, chuyến công du châu á của bà nancy pelosi, trung quốc, hoa kỳ, quan hệ quốc tế, chính trị, việt nam, thế giới
Chuyên gia chỉ ra nguy cơ bùng phát xung đột khu vực sau chuyến thăm của Pelosi
HÀ NỘI (Sputnik) - Chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đang là tâm điểm của cả thế giới. Quan hệ Mỹ - Trung vốn đã căng thẳng xung quanh vấn đề Đài Loan, nay càng thêm sôi sục. Liệu chuyến thăm của bà Pelosi sẽ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng mới trong khu vực?
‘Chuyến đi đầy tranh cãi’
Đây là nhận xét của TS. Phí Vĩnh Tường, Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam trong cuộc trao đổi với Sputnik về chuyến công du châu Á của người quyền lực thứ 3 trong hệ thống
chính trị Mỹ. Trong đó, Đài Loan là điểm đến chiếm “spotlight”.
“Đây là một chuyến đi đầy tranh cãi ngay chính trong nội bộ chính trường Mỹ. Cựu Tổng thống Donald Trump phê phán gay gắt kế hoạch công du Đài Loan của bà Pelosi. Ngược lại, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo ủng hộ chuyến đi này. Đối với chính quyền hiện tại, ngành hành pháp ban đầu đưa ra “cảnh báo” kế hoạch của bà Pelosi nhưng sau đó vẫn công khai tuyên bố đảm bảo an ninh và an toàn cho chuyến đi”, TS. Phí Vĩnh Tường nhận định.
Theo vị chuyên gia trên, đây có lẽ là chuyến công du nước ngoài cuối cùng của bà Pelosi trên cương vị Chủ tịch Hạ viện, bởi bà
Pelosi nhiều khả năng sẽ rời chức vụ đó sau khi nhiệm kỳ này kết thúc, cũng là sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11 tới đây. TS. Phí Vĩnh Tường cho biết thêm:
“Với tư cách là một người thường xuyên chỉ trích Trung Quốc trong sự nghiệp chính trị của mình, chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi một lần nữa khẳng định quan điểm cứng rắn của bà về Trung Quốc, và ủng hộ thể chế ở Đài Loan”.
Điều này được thể hiện rất rõ ràng trong cuộc gặp lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tại Đài Bắc ngày 3/8. Chủ tịch Hạ viện Mỹ đã tuyên bố tại đây rằng, Mỹ không từ bỏ cam kết với hòn đảo.
Trong chuyến thăm cơ quan lập pháp Đài Loan trước đó, bà Pelosi cũng nói rằng phái đoàn của bà đến Đài Loan nhằm mang lại "hòa bình cho khu vực".
Thực sự có “hòa bình cho khu vực”?
Chưa hề thấy “hòa bình” trong khu vực được củng cố, chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi khiến phía cả Mỹ lẫn Trung Quốc điều động lực lượng quân sự ở mức “cảnh giác cao độ” và sẵn sàng chiến đấu.
Cụ thể, hơn 20 máy bay quân sự Trung Quốc đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) vào ngày 2/8, khi bà Pelosi bắt đầu chuyến thăm đến hòn đảo. Mỹ cũng không chịu ngồi yên và đã điều 4 chiến hạm, trong đó có một tàu sân bay, xuất hiện ở vùng biển phía đông Đài Loan trong thời gian bà Pelosi thăm Đài Loan.
“Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong một cuộc điện đàm gần đây với Tổng thống Mỹ Joe Biden, đã cảnh báo Mỹ không nên “đùa với lửa”. Vậy nhưng, chuyến thăm của bà Pelosi đến Đài Loan vẫn được thực hiện. Điều đó cho thấy sự độc lập của nhánh lập pháp so với nhánh hành pháp trong thể chế chính trị tam quyền phân lập ở Mỹ. Không chỉ vậy, Ban lãnh đạo Trung Quốc, và cụ thể là ông Tập Cận Bình, đã nghi ngờ về việc Mỹ đã chấm dứt chính sách "Một Trung Quốc”, TS. Phí Vĩnh Tường phân tích.
Điều đó đồng nghĩa với việc Mỹ không còn phản đối nền độc lập của Đài Loan, công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc và thừa nhận nhưng không chấp nhận các yêu sách của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với Đài Loan.
“Không khó để tìm ra lý do tại sao: với mọi phái đoàn chính thức của Mỹ đi thăm qua Đài Loan cùng những gói mua bán vũ khí được thông qua, những nghi ngờ từ phía Bắc Kinh chỉ ngày càng dày thêm”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Kịch bản tiếp theo sẽ diễn tiến ra sao?
Đúng như giới chuyên gia dự đoán, theo một dự luật mà Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ xem xét ngày 3/8,
Washington sẽ “cung cấp cho Đài Loan (Trung Quốc) vũ khí mang tính chất phòng thủ” và duy trì năng lực quân sự cần thiết của Mỹ để đảm bảo tương lai của hòn đảo này được xác định bằng các biện pháp hòa bình.
Về phần mình, TS. Phí Vĩnh Tường cho rằng, tình hình sắp tới phụ thuộc vào biện pháp và mức độ phản ứng mà Trung Quốc sẽ thực hiện. Vị chuyên gia phân tích rằng, đối với quan hệ Mỹ - Trung, hiện tình trạng của mối quan hệ song phương này đang rất xấu.
“Nếu đứng từ góc độ chi phí – lợi ích, chuyến đi thăm Đài Loan của bà Pelosi không mang lại lợi ích gì, ngoài việc thể hiện sự ủng hộ đối với Đài Loan cũng như giá trị dân chủ kiểu phương Tây mà Mỹ là đại diện. Ngoài ra, không có một lợi ích cụ thể mang tính đột phá nào cho Mỹ. Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Biden chưa quyết định giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước xấu đi thêm nữa có thể làm tổn hại đến chuỗi sản xuất và cung ứng - gây ra áp lực lạm phát đối với nền kinh tế Mỹ”, ông Tường chỉ ra.
Hơn nữa, việc Mỹ tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự ở Tây Thái Bình Dương, chuyến thăm của bà Pelosi đến Đài Loan tiếp tục “phá đáy” của mối quan hệ vốn hàm chứa nhiều cạnh tranh và tiêu cực, thúc đẩy quá trình “tách đôi” giữa hai cường quốc này.
“Khả năng Trung Quốc sẽ tham gia vào một cuộc xung đột quân sự trực tiếp với Mỹ là không cao, nhưng nguy cơ xảy ra “sự cố” hoặc tính toán sai lầm của họ đang ngày càng gia tăng”, ông Tường cho hay.
Biển Đông trong tầm ngắm và hệ lụy?
Đối với tình hình an ninh khu vực, chắc chắn Trung Quốc sẽ tìm cách đáp trả Mỹ sau chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi. TS. Phí Vĩnh Tường trao đổi với Sputnik:
“Ở khu vực Đông Á, có ba điểm nóng an ninh mà nguy cơ bùng phát thành xung đột là bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan và Biển Đông. Không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ hỗ trợ Triều Tiên mạnh mẽ hơn trong việc sản xuất và sở hữu các loại hình vũ khí hủy diệt hàng loạt”.
Cũng theo ông, một cuộc tập trận của quân đội
Trung Quốc xung quanh đảo Đài Loan với quy mô lớn lớn hơn so với cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1995 và 1996 đã được thông báo. Đài Loan sẽ phải đối mặt với các cuộc tập trận quân sự và thử tên lửa từ phía bắc, nam, đông và tây. Đây là điều chưa từng có.
“Đối với biển Đông, Trung Quốc hoàn toàn có thể tiếp tục duy trì những cuộc tập trận quy mô lớn trên Biển Đông, thậm chí thách thức những hoạt động thể hiện sự tự do di chuyển, tự do hàng hải mà Mỹ thường thực hiện”, ông Tường nhấn mạnh.
Tất nhiên, các cuộc xung đột sẽ kéo theo tác động nhất định tới thị trường tài chính quốc tế. TS. Phí Vĩnh Tường chỉ ra, đối với thị trường tài chính quốc tế có phần e ngại và có thể sẽ giảm ở châu Á trong thời gian bà Pelosi ở
Đài Loan. Nhưng nếu Trung Quốc không tăng cường các cuộc tập trận và đe dọa tấn công thì tác động này sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
“Nếu Trung Quốc tiến đến gần với xung đột với Đài Loan và Mỹ trên thực tế thì sẽ có tác động lớn hơn nhiều, có thể làm sụt giảm thị phần với các tài sản trú ẩn an toàn (USD, trái phiếu và vàng) nhưng điều này có vẻ khó xảy ra. Về lâu dài, chuyến thăm của bà Pelosi báo hiệu sự leo thang căng thẳng với một cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa phương Tây và Trung Quốc/Nga”, vị chuyên gia kết luận.