Theo ý kiến chuyên gia, một cuộc tấn công tương tự có thể lặp lại, vì ra đòn tấn công đầu tiên là một phần trọng tâm trong học thuyết quân sự của Mỹ.
“Mỹ không cho rằng đây là một hành động xâm lược. Theo họ, hành động gây hấn của Nhật Bản tại Trân Châu Cảng, và tất cả đều là hành động trả đũa, giống như việc máy bay Anh và Mỹ ném bom chiến lược vào các thành phố châu Âu. Họ coi đó là hành động trả đũa kẻ xâm lược”, - Arbatov giải thích.
Nguy cơ xảy ra đụng độ giữa Nga và NATO
Ông lưu ý rằng hiện nay nguy cơ xảy ra một cuộc đụng độ vũ trang trực tiếp giữa Nga và NATO là đặc biệt cao.
“Trong trường hợp đối đầu trực tiếp như vậy, nếu cuộc khủng hoảng Ukraina leo thang hơn nữa, có thể sử dụng vũ khí hạt nhân... Tất nhiên, không ai đơn giản sử dụng chúng như vậy cả. Nói đúng hơn, đây là biện pháp cuối cùng, nhưng cũng không loại trừ nó”, - viện sĩ chỉ rõ.
Trước đó, thị trưởng Hiroshima Kazumi Matsui đã dẫn lời Lev Tolstoy tại buổi lễ tưởng niệm nạn nhân của vụ đánh bom. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng phát biểu tại buổi lễ.
Vào ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945, có hai trường hợp duy nhấttrong lịch sử nhân loại về sử dụng vũ khí hạt nhân quân sự - đó là vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Hai vụ tấn công bằng vũ khí hạt nhân đó do Lực lượng vũ trang Hoa Kỳ tiến hành vào giai đoạn cuối của Thế chiến thứ hai.