Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ: Mỹ và phương Tây phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng lương thực

Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ Cengiz Çakır, người đứng đầu Cục nghiệp thuộc Đảng chủ nghĩa dân tộc cánh tả “Vatan” (Tổ quốc), bình luận về tình hình xung quanh cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Sputnik
Mới đây, ông Ivan Nechaev, Phó giám đốc thông tin và báo chí của Bộ Ngoại giao Nga cho biết, các tàu chở ngũ cốc của Ukraina đang hướng đến các cảng phương Tây, bỏ qua các nước châu Phi và Nam Á đang đối mặt với nạn đói. Theo ông, châu Âu không thực hiện các điều kiện để nhập khẩu phân bón và lương thực của Nga vào thị trường thế giới.
Chuyên gia Cengiz Çakır cho rằng, các cuộc đụng độ vũ trang, biến đổi khí hậu, kinh tế đình trệ là những nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng lương thực.

“Ở châu Phi giá bất kỳ một mặt hàng thực phẩm nào cũng đắt đỏ. Ở Bắc Mỹ và Châu Âu, bữa ăn rẻ nhất có giá 3,43 USD, trong khi ở Châu Phi có giá khoảng 4,32 USD. Mức chênh lệch 94 xu có nghĩa là giá thực phẩm ở châu Phi cao hơn 27%. Đó là chưa kể đến sự khác biệt về chất lượng các mặt hàng thực phẩm giữa châu Phi và phương Tây. Trong khi châu Phi, nơi tài nguyên thiên nhiên và con người bị khai thác tối đa đang chết đói, thì người dân các nước phương Tây phát triển lại uống cà phê, ca cao và cola. Ở Đức chuối và sô cô la tương đối rẻ. Nhưng, tại sao ở đất nước này không phải là vùng sinh thái tự nhiên của cây chuối và cây cacao lại có sự phong phú các mặt hàng như vậy? Lời giải thích duy nhất cho điều này là những mánh khóe vô đạo đức trong ngoại thương và thao túng tỷ giá hối đoái”, - chuyên gia Cengiz Çakır nói.

Châu Phi là lời giải cho an ninh lương thực toàn cầu?
Theo ông Çakir, vào năm 2022, tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng có thể trở nên tồi tệ hơn so với năm 2021.

“Hoa Kỳ, quốc gia đóng vai trò “cảnh sát toàn cầu”, cũng như các quốc gia Tây Âu do nước này kiểm soát, Israel, Nhật Bản và Úc chịu trách nhiệm rất lớn về tình hình hiện nay trên thế giới. Được biết, Mỹ, quốc gia tự hào có sức mạnh quân sự và hải quân lớn nhất, đã gây ra nhiều cuộc đụng độ quân sự ở nhiều khu vực trên thế giới. Nỗ lực mở rộng NATO làm nảy sinh những thách thức mới. Chiến tranh thương mại với Trung Quốc và Liên bang Nga, các lệnh trừng phạt, cũng như các lệnh cấm vận áp đặt lên các quốc gia khác nhau, chủ yếu đối với Iran và Venezuela, đang cản trở sự phát triển kinh tế toàn cầu và thương mại tự do”, - chuyên gia Cengiz Çakır nhận xét.

Điện Kremlin: Hoa Kỳ và EU chịu trách nhiệm trước hàng triệu người đói do lệnh trừng phạt
Ông Cengiz Çakır nhấn mạnh rằng, nhiều quốc gia được kết nối với nhau bằng nguồn nguyên liệu thô, thị trường hàng hóa và dịch vụ. Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ lưu ý rằng, Nga và Ukraina đang cung cấp cho các quốc gia không chỉ ngũ cốc, dầu lương thực, dầu khí và than đá mà còn cả phân bón hóa học.

“Tình hình trong khu vực này đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng cả về sản xuất và tiếp thị sản phẩm. Trên thực tế, người dân của khoảng 50 quốc gia chỉ có thể sống sót nhờ ngũ cốc từ khu vực này. Như bạn đã biết, nhờ các thỏa thuận đạt được thông qua trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ, các tàu chở ngũ cốc, dầu lương thực và các sản phẩm khác cho các thị trường thế giới đang tiếp tục khởi hành từ các cảng bên bờ Biển Đen thông qua các eo biển Thổ Nhĩ Kỳ”, - chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh.

Thảo luận