Thì ra trong một thời gian dài trước đó, Nga đã bắt đầu chuẩn bị cho kịch bản này bằng cách thực hiện chính sách thay thế nhập khẩu.
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Maxim Gorshenin, người sáng lập
một công ty thương mại điện tử ở Nga, nói về nhu cầu thay thế nhập khẩu. Ông cho biết quá trình này đang diễn ra như thế nào ở Nga, nói về những bước đi mà các quốc gia khác nên thực hiện để bảo vệ chủ quyền công nghệ của mình.
Trước hết, chuyên gia Maxim Gorshenin lưu ý rằng, việc sản xuất bộ vi xử lý và chip là một quá trình rất phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian để chuẩn bị. Trên thực tế Nga bị tước đoạt một phần vi điện tử.
Tất nhiên, hiện nay trên thế giới không có quốc gia nào có thể thực hiện toàn bộ chu trình sản xuất trong nước, và điều đáng ngạc nhiên nhất là năng lực sản xuất bị hạn chế và đang tập trung ở một số quốc gia nhất định: nồi nấu chảy cát và silicon chỉ được sản xuất ở Đức và Hoa Kỳ, các giấy phép phần mềm tập trung ở Hoa Kỳ, và số lượng các cơ sở đóng gói mạch tích hợp - giai đoạn cuối cùng của sản xuất vi điện tử - cũng rất hạn chế:
“Vào năm 2021, công ty MCST (Moscow Center for SPARC Technologies) của Nga đã không thể thuê công suất cho hơn 20 nghìn bộ vi xử lý, mặc dù các chuyên gia Nga đã tìm kiếm khắp nơi trên thế giới. Chỉ đơn giản bởi vì AMD đã mua lại tất cả các công suất chưa được đặt trước”.
Chuyên gia Maxim Gorshenin lưu ý rằng, ngay cả trong điều kiện bình thường, việc thiết lập các quy trình như vậy là rất phức tạp và tốn kém, nhưng, các quốc gia vẫn cần phải đi theo con đường này nếu muốn bảo vệ được chủ quyền của mình:
“Nga đã học cách sản xuất chip để gắn vào thẻ ngân hàng, để thanh toán, đã học cách làm một số thứ đơn giản, và điều này cho phép chúng tôi không bị tê liệt. Không nên coi đó như một dự án kinh doanh, đây là một khoản đầu tư cho tương lai. Chúng tôi trước hết suy nghĩ về tính khả thi về mặt kinh tế".
Chuyên gia lưu ý rằng, mỗi quốc gia đều có thể bị tước các thiết bị điện tử nếu ai đó không thích đất nước này.
Nói về chủ quyền và nhu cầu thiết lập sản xuất của riêng mình, chuyên gia Nga lưu ý rằng, doanh số bán hàng là một khía cạnh rất quan trọng, vì thế cần phải có khoảng 500 triệu người tiêu dùng để sản xuất vi điện tử. Chuyên gia Maxim Gorshenin nhắc nhở về việc bất kỳ quốc gia nào khác ngoài Liên Xô cũ thiếu kinh nghiệm trong chu trình sản xuất khép kín. Vì thế, theo ông, cơ hội duy nhất của các quốc gia Đông Nam Á để sản xuất các thiết bị này là sự thống nhất và chuyên môn hóa của các quốc gia riêng lẻ trên quy mô khối.
Phần cứng và phần mềm cũng là một vấn đề đáng quan tâm bởi vì có những cách truy cập dữ liệu mà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng. Ngoài ra, tất cả các thiết bị hiện đại đều có bộ định vị GPS để theo dõi vị trí của thiết bị này. Nếu thiết bị được di chuyển đến một góc khác, thì cỗ máy này có thể ngừng hoạt động và cần phải mời chuyên gia để khởi động lại máy này. Trong bối cảnh này các loại thiết bị của Nga có nhiều lợi thế.
Không giống như các thiết bị của Trung Quốc và đặc biệt của Mỹ, thiết bị của Nga chưa bao giờ thực hiện các hoạt động gián điệp như vậy:
Theo chuyên gia Maxim Gorshenin, Ấn Độ đang nỗ lực xây dựng chủ quyền công nghệ, nước này đang cố gắng xây dựng một chuỗi sản xuất hoàn chỉnh trong nước. Và Trung Quốc đã chế tạo thành công chip 7 nm bất chấp tất cả các hạn chế. Nếu ASEAN thể hiện ý chí và có ý định duy trì độc lập, thì cần phải tiếp tục hợp tác với nhau theo hướng này bởi vì hôm nay họ có tất cả các công nghệ, nhưng ngày mai có thể không còn gì nữa.