Biểu tượng mới của Việt Nam

Vào tuần này Việt Nam đã kỷ niệm ngày lễ chính - ngày Quốc khánh 2-9. Cách đây 77 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập chính thức khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam đã đạt được những gì trong những năm qua và đang phấn đấu vì điều gì?
Sputnik
Chúng tôi đã tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi này trong những bài viết trên các phương tiện truyền thông nước ngoài. Chủ đề này và một số chủ đề khác sẽ được đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Việt Nam đứng về phía hòa bình

Tờ The Hindu của Ấn Độ đăng tài bài trả lời phỏng vấn của Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu trước khi ông rời Ấn Độ kết thúc nhiệm kỳ. Ông nhấn mạnh rằng, Việt Nam không đứng về phía nào trong các vấn đề quốc tế mà đứng về phía hòa bình, đứng về phía luật pháp quốc tế. Nói về quan hệ với Ấn Độ và Trung Quốc, Đại sứ Việt Nam lưu ý rằng, hai quốc gia này là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam, và Hà Nội sẽ không đi với Ấn Độ để chống lại Trung Quốc. Đại sứ Việt Nam tại Pakistan Nguyễn Tiên Phong đã tiết lộ bí mật của sự phát triển ngoạn mục của Việt Nam ngày nay: cải cách kinh tế và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, APP đưa tin. Trong cuộc phỏng vấn với Arab News, Đại sứ Việt Nam tại Ả Rập Xê-út Đặng Xuân Dũng tuyên bố rằng, Việt Nam là đối tác đáng tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam duy trì quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia và quan hệ hợp tác với hơn 200 nền kinh tế.
TP Hồ Chí Minh: Chương trình nghệ thuật “Tết Độc lập – Bừng sáng khát vọng dân tộc”

Các gã khổng lồ sản xuất đang di chuyển đến các địa phương

Economynext thông báo rằng, các hoạt động sản xuất và kinh tế đã trở lại bình thường như trước khi bùng phát dịch Covid-19, tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức như giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, đặc biệt là giá xăng dầu. Bài báo trích dẫn số liệu trong 7 tháng năm 2022: Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (xuất khẩu của Việt Nam đạt 72,6 tỷ USD), trong khi Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch tương tự như vậy. Nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc là 42,2 tỷ USD, với Hàn Quốc - 23,5 tỷ USD, và thặng dư với EU là 18,7 tỷ USD. Nikkei Asia viết rằng, dòng đầu tư công nghiệp đang mở rộng ra ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sang các địa phương. Sự bùng nổ của thương mại điện tử đòi hỏi nhiều không gian lưu trữ hơn, trong khi đó xu hướng người lao động di cư do COVID gây ra làn sóng rời thành phố về quê, điều đó dẫn đến việc các nhà máy đi chuyển về vùng nông thôn. Khi các công ty sản xuất khổng lồ vào Việt Nam, theo sau họ là các công ty hậu cần và xây dựng. Tập đoàn Kajima của Nhật Bản vừa khởi công dự án xây dựng các nhà xưởng, nhà kho trị giá 421 triệu USD trên khắp đất nước.
Worldcrunch đăng tải một bài viết thú vị về vai trò ngày càng tăng của Đông Nam Á và Việt Nam đối với Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng gia tăng. Dữ liệu về đầu tư của Trung Quốc vào Đông Nam Á cho thấy một số lượng lớn các công ty sản xuất của Trung Quốc đang đổ xô vào khu vực này. Trong mạng lưới chuỗi cung ứng phức tạp, Trung Quốc và Đông Nam Á đang trở thành hai nút được kết nối với nhau chặt chẽ nhất. Theo GSMArena, Google có kế hoạch chuyển việc lắp ráp điện thoại Pixel của mình từ các cơ sở của Foxconn ở miền nam Trung Quốc sang Việt Nam, nơi họ sẽ bắt đầu sản xuất Pixel 7.
Multimedia
Nhân Ngày Quốc khánh Việt Nam, loạt khinh khí cầu đầy màu sắc đã bay lên bầu trời
Energy Monitor cho biết rằng, khả năng của Việt Nam duy trì tốc độ phát triển năng lượng sạch phụ thuộc vào khả năng thu hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài đang háo hức đầu tư vào lĩnh vực này do nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng ở Việt Nam, nhưng, những lỗ hổng của luật pháp, bệnh “quan liêu” và cơ sở hạ tầng mạng lưới không đầy đủ là những trở ngại trên con đường này. The Star viết rằng, trong 8 tháng đầu năm 2022, vận tải hàng không nội địa ghi nhận sự phục hồi ấn tượng và tăng trưởng đột phá. Trong ba tháng mùa hè, số lượng hành khách đã tăng 40% so với cùng kỳ trước Covid 2019. Trong các năm 2010-2019, nhờ tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 15%, Việt Nam trở thành thị trường hàng không phát triển nhanh thứ năm trên thế giới.
Tờ New Straits Times của Malaysia viết về một vấn đề nghiêm trọng là già hóa dân số và chi phí lao động tăng cao, do đó Việt Nam có thể sớm đánh mất lợi thế của mình. Dân số Việt Nam sẽ già đi "cực kỳ nhanh" vào năm 2050, chỉ còn 60% dân số trong độ tuổi lao động và một phần dân số sẽ trên 60 tuổi. Tình trạng này có thể tránh được nếu tăng năng suất lao động, nhưng, phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp hộ gia đình có quy mô siêu nhỏ và nhỏ, thiếu phương tiện kinh tế đáng kể để đầu tư và cải tiến công nghệ, thiết bị, tổ chức hoặc sản xuất. Khi dân số của đất nước già đi, có một vấn đề với việc làm của những người lớn tuổi. Ngày nay, 76% người Việt Nam trên 60 tuổi không hưởng lương hưu do ít tham gia chương trình bảo hiểm xã hội.

Tòa nhà dài nhất thế giới sẽ được xây dựng ở Hà Nội

Tòa nhà hình rồng dài nhất thế giới sẽ được xây dựng tại Hà Nội, Archdaily đưa tin. Công ty kiến ​​trúc nổi tiếng Dewan Architects + Engineers đã thiết kế khu phức hợp rộng 700.000m2, bao gồm các bộ, phòng hội nghị, thư viện, sân chơi, siêu thị, nhà hàng và trung tâm đào tạo, bể nước và sân thượng xanh. Dự án kiến trúc gợi nhớ đến truyền thuyết nổi tiếng “Con Rồng, Cháu Tiên” và tượng trưng cho lịch sử phong phú và khát vọng tương lai của Việt Nam.
Thảo luận