Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Chuyên gia tiết lộ ý nghĩa tuyên bố của Ba Lan về việc chuẩn bị cho "cuộc chiến tranh với Nga"

MATXCƠVA (Sputnik) - Tuyên bố của Ba Lan về việc cần tái trang bị quân đội để chuẩn bị cho một cuộc "chiến tranh với Nga" trong vài năm tới là nhằm thu hút các nỗ lực bổ sung từ NATO để củng cố các biên giới phía đông, cũng như hiện đại hóa kho vũ khí của mình thông qua việc cung cấp vũ khí đã lạc hậu cho Ukraina.
Sputnik
Đó là ý kiến của Dmitry Danilov, người đứng đầu Ban An ninh châu Âu tại Viện châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, chuyên gia Hội đồng Nga về các vấn đề thế giới (RIAC).
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Marcin Ocepa nói rằng Warsaw nhận thấy "nguy cơ chiến tranh với Nga" sau 3-10 năm nữa và cần sử dụng khoảngthời gian này để tái vũ trang, "bất kể chi phí nào".

"Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraina, Ba Lan muốn thể hiện rằng chính nước này hiện đang ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại" nước Nga hung hăng", và các đối tác ở châu Âu và NATO cần nỗ lực hơn nữa để củng cố các biên giới phía đông", - Danilov nói.

"Người Ba Lan tìm cách giải phóng kho của mình khỏi các vũ khí lỗi thời bằng cách gửi chúng đến Ukraina theo nguồn cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự của phương Tây, sau đó mua vũ khí mới, bao gồm cả nguồn cung cấp ưu đãi từ các quốc gia phương Tây, trước hết là từ Hoa Kỳ", - chuyên gia giải thích.

Theo ông, chúng ta đang nói về việc cung cấp các hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa, xây dựng tiềm lực của lực lượng mặt đất, bao gồm thiết bị hạng nặng - xe tăng, pháo tự hành và pháo.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ba Lan cung cấp cho Ukraina 8 lựu pháo tự hành Krab

Hiệp ước về Lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE)

Ông Danilov nhớ lại rằng việc tăng cường phòng thủ lãnh thổ trước đó đã bị hạn chế bởi Hiệp ước CFE, theo đó quy địnhra các giới hạn trần nhất định.
Hiệp ước CFE được ký kết bởi các quốc gia thuộc Khối Warszawa và NATO vào năm 1990. Tham gia Hiệp ước là 28 quốc gia châu Âu, cũng như Hoa Kỳ và Canada. Năm 2007, Nga tuyên bố đơn phương ngừng tham gia Hiệp ước CFE, với lý do các nước NATO không muốn phê chuẩn phiên bản điều chỉnh của hiệp ước được thông qua năm 1999.
Thảo luận