Do đó, vẫn còn những dự báo bi quan về triển vọng giải quyết cuộc khủng hoảng này, chuyên gia Chen Haoyang, nhà nghiên cứu cấp cao của trung tâm phân tích Taihe (Trung Quốc) nói với Sputnik.
Ví dụ, ông chỉ ra rằng, “ở giai đoạn đầu, khi Mỹ, NATO và EU bắt đầu can thiệp vào cuộc xung đột Nga-Ukraina, họ đã vẽ ra những “lằn ranh đỏ” và những “giới hạn” cho chính họ, nhưng, như chúng ta thấy, theo thời gian, những “lằn ranh đỏ” và những “giới hạn” bị phá vỡ từng cái một".
“Nếu suy nghĩ về cách mà cuộc xung đột này có thể kết thúc, thì chúng tôi có thể xây dựng một số kịch bản ... Có vẻ như cách giải quyết đơn giản nhất là gác lại một số tranh chấp giữa hai bên mà không thể giải quyết được vào lúc này, chẳng hạn như vấn đề chủ quyền lãnh thổ, và ngay lập tức ngừng bắn và đạt được thỏa thuận ngừng bắn. Trên thực tế, kịch bản này rất giống hiệp định đình chiến trên Bán đảo Triều Tiên đã từng mang lại một kết quả như vậy", - chuyên gia Chen Haoyang cho biết.
Đồng thời, nhà phân tích lưu ý rằng, trong tình hình ở Nga và Ukraina còn có những yếu tố bên ngoài, cụ thể là việc Hoa Kỳ, NATO và EU đã áp đặt một loạt
các lệnh trừng phạt chống lại Nga, "và tôi nghĩ rằng, từ "trừng phạt" bây giờ không hoàn toàn phản ánh thực tế. Theo tôi, cách tiếp cận này là một loại "chiến tranh đột biến", bởi vì tất cả các quy tắc và cấu trúc truyền thống đã bị phá hủy".
"Ngay cả khi Nga và Ukraina đạt được một thỏa thuận ngừng bắn, liệu các lệnh trừng phạt mà Mỹ, NATO và EU áp đặt lên Nga có được dỡ bỏ cùng một lúc không? Liệu thỏa thuận ngừng bắn có thể được thực hiện khi các lệnh trừng phạt vẫn còn hiệu lực hay không? Tôi bi quan về nhiều thứ trong kịch bản này", - chuyên gia lưu ý.
Đồng thời, ông Chen Haoyang nhận xét rằng, tác động của cuộc xung đột này ngày càng lan rộng ra ngoài biên giới Ukraina: ví dụ, kế hoạch áp trần giá dầu Nga không chỉ nhằm vào Nga mà còn chống lại toàn thế giới, bởi vì các vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế, thương mại, kinh doanh, giá cả hàng hóa theo truyền thống được giải quyết giữa người bán và người mua.
“Tôi thấy nhiều người gọi kế hoạch này là chuyện nực cười và phi logic”, - nhà nghiên cứu của trung tâm phân tích Taihe nói với Sputnik.
Chuyên gia lưu ý rằng, các hạn chế áp đặt đối với Nga cũng áp dụng cho các quốc gia khác.
Theo quan điểm của ông, "những gì Nga đang phải đối mặt không phải là Ukraina, mà là một loạt các quốc gia hậu thuẫn nó".
"Theo quan điểm của tôi, tôi có thể hiểu tại sao Nga đã mở chiến dịch quân sự đặc biệt này. Trên thực tế, khi Trung Quốc bày tỏ lập trường của mình, họ đã giải thích rất rõ rằng, khi nói về tình huống này, không thể chỉ xem xét hiện tượng, mà cần phải áp dụng quan điểm lịch sử, bởi vì đây là cả một quá trình", - nhà phân tích nhấn mạnh.
Theo ông, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, NATO đã trải qua 5 vòng mở rộng, trong khi đó Nga luôn cảm thấy áp lực.
“Theo tôi, hành vi này của Nga rất giống phản ứng trước sự căng thẳng: nếu bạn phải chịu áp lực như vậy trong một thời gian dài, thì đến một thời điểm nhất định bạn sẽ đạt đến ngưỡng và một vụ nổ sẽ xảy ra”, - ông nói.
Chuyên gia Chen Haoyang cũng lưu ý rằng, Nga gọi các hành động ở Ukraina là một chiến dịch quân sự đặc biệt, và đây chính là như vậy, “dựa trên các hành động mà chúng ta thấy bây giờ”: chiến dịch đặc biệt có đặc điểm là hạn chế sử dụng vũ khí, “và theo những gì mà chúng ta thấy, Nga thực sự hạn chế việc sử dụng lực lượng chiến đấu".
Nga đã bắt đầu
chiến dịch quân sự ở Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Vladimir Putin gọi mục tiêu của chiến dịch là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev bắt nạt và diệt chủng trong 8 năm liền". Tổng thống Putin cũng cho biết, việc phi quân sự hóa Ukraina sẽ được tiến hành và tất cả những "tội phạm chiến tranh" gây ra cuộc đổ máu ở Donbass đều sẽ bị trừng phạt. Theo Tổng tư lệnh tối cao của quân đội Nga, mục tiêu cuối cùng của chiến dịch là "giải phóng Donbass và tạo ra các điều kiện để bảo đảm an ninh quốc gia của LB Nga".