Lugansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson trở về Tổ quốc: “Châu về Hợp phố”
Sự kiện lịch sử 4 vùng Lugansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson sáp nhập vào Liên bang Nga được đánh giá như là “Châu về Hợp phố”.
SputnikTrong khi cả thế giới, đặc biệt là các nước EU giật mình và lo lắng về những vụ rò rỉ khí ga nghi ngờ do phá hoại các đường ống “Nord Stream I” và “Nord Stream II” dưới biển Ban Tích, thì Tổng thống Nga ký sắc lệnh công nhận độc lập của hai vùng Kherson và Zaporozhye. Và chưa đầy 24 giờ sau, vào lúc 15h (theo giờ Moskva) ngày 30/9, tại Kremlin một Lễ sáp nhập các vùng đất Lugansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson vào lãnh thổ Liên bang Nga đã bắt đầu.
“Động thái này của Nga đã được dự báo từ trước, bởi trong Chiến dịch quân sự đặc biệt, phía Nga có nhiều lựa chọn hơn đối thủ. Và mỗi phương án được lựa chọn đều mang lại những thay đổi cơ bản của cuộc chiến, cả về ý nghĩa quân sự lẫn ý nghĩa chính trị; đồng thời đánh dấu những bước chuyển của cuộc chiến từ giai đoạn này sang giai đoạn kế tiếp”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.
“Châu về Hợp Phố”
Trong phần của bài phát biểu dành cho nước Nga và sự sáp nhập 4 vùng mới, Tổng thống Nga đã đưa ra những luận chứng về cuộc đảo chính tân
phát xít năm 2014 ở Ukraina; việc chính quyền Kiev không tôn trọng quyền của người dân các vùng sáp nhập; khủng bố trực tiếp từ chính quyền Kiev; việc thể hiện nguyện vọng của công dân những vùng này; Hiến chương Liên hợp quốc cho họ quyền tự quyết định vận mệnh của mình; mối liên kết bao thế kỷ của những khu vực này với nước Nga.
Phát biểu tại Lễ sáp nhập 4 vùng đất nói trên vào lãnh thổ Liên bang Nga, Tổng thống Putin V.V. đã nói:
“Đằng sau sự lựa chọn của hàng triệu người dân Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk, các vùng Zaporozhye và Kherson là vận mệnh chung của chúng ta và lịch sử hàng nghìn năm. Các thế hệ đã truyền lại mối liên kết tâm linh này cho con cháu của mình. Bất chấp mọi thử thách, họ đã dành trọn tình yêu cho nước Nga qua năm tháng. Và không ai có thể giết đi tình cảm này trong chúng ta. Đó là lý do tại sao cả thế hệ già và trẻ, cả những người sinh ra sau thảm kịch Liên Xô sụp đổ, đã bỏ phiếu cho sự thống nhất của chúng ta, cho tương lai chung của chúng ta”.
“Những lời trên của Tổng thống Nga đã chứng tỏ rằng sự lựa chọn của người dân 4 vùng Donetsk, Lugansk, Zaporozhye và Kherson trở về tổ quốc như một lẽ đương nhiên, như trời định. Những người dân 4 vùng đó có chung lịch sử, số phận, tương lai với nước Nga. Sự lựa chọn của họ là một sự lựa chọn lịch sử, và sự kiện hôm nay thực sự là một sự kiện lịch sử vĩ đại”, - TS lịch sử Hoàng Giang nói với Sputnik.
Đánh giá về ý nghĩa của sự kiện sáp nhập 4 vùng Lugansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson vào Liên bang Nga chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng đã dùng câu thành ngữ của Việt Nam “Châu về Hợp Phố”. Thành ngữ này ám chỉ rằng, tài sản quý giá mà vì lý do nào đó bị thất lạc thì rốt cuộc, bằng cách này hay cách khác vẫn quay về với chủ cũ của nó.
“Câu thành ngữ này hoàn toàn tương ứng với việc Liên bang Nga đã, đang và sẽ lần lượt thu hồi lại những vùng đất lịch sử của mình mà do nhiều nguyên nhân, trong đó có “cơn địa chấn chính trị” lớn nhất thế kỷ là sự tan rã của Liên bang Xô Viết đã bị các thế lực đối địch ở phương Tây thao túng và khống chế theo phương thức cai trị của “chủ nghĩa thực dân mới, - Chuyên gia Nguyễn Hoàng nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Tối 30/9, phát biểu tại Quảng trường Đỏ, Tổng thống Nga đã nhấn mạnh chính nước Nga đã hình thành nên Ukraina ngày nay:
“Hôm nay là một ngày lịch sử, một ngày của sự thật và công bằng. Tôi không thể không nhắc lại việc Liên Xô đã được hình thành như thế nào, khi chính nước Nga đã tạo nên nước Ukraina hiện đại, trao cho Ucraina một phần lãnh thổ lịch sử của Nga khá lớn cùng với người dân. Không ai hỏi người dân họ họ muốn sống ở đâu và như thế nào, họ sẽ xây dựng tương lai cho con cái mình như thế nào, trong quốc gia nào. Và khi Liên Xô tan rã cũng đã diễn ra như vậy. Những người cầm quyền tự quyết định với nhau. Hàng triệu người dân, không ai hỏi họ một điều gì”.
“Đó là những sự thật lịch sử mà ngày nay, với mưu đồ dùng chính quyền bù nhìn ở Kiev để chống Nga đến người Ukraina cuối cùng, bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây đã cố tình lờ đi. Còn chính quyền thân phương Tây ở Kiev thì bịa đặt, dựng lên những câu chuyện phi lý, phi thực tế về lịch sử Ukraina để nhằm tạo ra một thế hệ thanh niên Ucraina bài Nga đến điên cuồng chỉ sau 30 năm”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng phát biểu với Sputnik.
Với sự ra đời của chủ nghĩa tân phát xít ở Ukraina, chủ yếu đến từ các tỉnh miền Tây nước này, được Mỹ và phương Tây xây dựng và tiếp sức, tính mạng và số phận của người Nga ở Ucraina đứng trước nguy cơ đe dọa nghiêm trọng.
“Những người Nga ở Ukraina có quyền lựa chọn quốc gia của mình và nguyện vọng đó là hoàn toàn chính đáng. Và sự lựa chọn đó không có gì khác là là trở về dưới mái nhà Nga để được làm chủ thể đích thực và xứng đáng của một nước Nga mới (Novorussia). Và tất nhiên, để được bảo vệ”, - TS lịch sử Hoàng Giang nói với Sputnik.
Theo TS lịch sử Hoàng Giang, bài phát biểu của Tổng thống Nga còn dành cho 2 dạng khán giả nữa. Đó là phương Tây và Mỹ và các nước không thuộc, không theo phương Tây và Mỹ.
“Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Nga đã nói rõ, có thể nói là đã vạch trần bộ mặt thật của phương Tây và Mỹ. Ông cũng nhắc đến tội ác của chúng ở Việt Nam, Triều Tiên, đến việc Mỹ là nước duy nhất cho tới nay đã sử dụng bom nguyên tử…Có thể thấy, bài phát biểu dành cho 3 khánh phòng: Nước Nga, phương Tây và Mỹ và các nước không thuộc, không theo phương Tây và Mỹ. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Zvezda rằng, bài phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin tại Lễ sáp nhập 4 vùng lãnh thổ mới vào Liên bang Nga phải làm sáng tỏ rất nhiều điều đối với các chính trị gia nước ngoài, họ nên đọc nó từ A đến Z ”, - TS sử học Hoàng Giang nói với Sputnik.
Tính chất của cuộc chiến đã thay đổi và nhiệm vụ của Nga
Sau sự kiện các tỉnh Lugansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson trở về dưới mái nhà chung Liên bang Nga thì mỗi viên đạn, mỗi quả bom, mỗi quả tên lửa bắn vào các vùng lãnh thổ này đều bị coi là hành động xâm lược và nước Nga có quyền đáp trả, đích đáng để loại trừ các hành động xâm phạm đó. Điều này đã được nguyên Tổng thống Nga, Phó chủ tịch đương nhiệm Hội đồng An ninh Nga Dmitriy Medvedev cảnh báo đanh thép đối với Washington, Brussels và Kiev.
“Tổng thống Nga đã nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Lễ sáp nhập cũng như tại buổi mít tinh trên Quảng trường Đỏ rằng, Nga sẽ làm tất cả để bảo đảm an ninh, tăng mức độ an toàn cho những người dân và những lãnh thổ được sáp nhập. Như vậy, Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga sẽ mang sắc thái mới, định hình mới, vì mục đích sẽ là bảo vệ chủ quyền của quốc gia Nga”, - TS lịch sử Hoàng Giang phát biểu với Sputnik ngay sau mít tinh trên Quảng trường Đỏ.
Như vậy, với việc công nhận các tỉnh Lugansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson trở thành các chủ thể mới của Liên bang Nga, Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina đã dần chuyển biến thành một cuộc chiến tranh giải phóng. Và điều quan trọng nhất đối với nước Nga, với quân đội Nga trong tương lai gần không chỉ là giải phóng lãnh thổ mà điều quan trọng nhất là giải phóng con người.
“Và vì một phần lãnh thổ của các vùng Kherson, Zaporozhye, Donetsk vẫn còn nằm dưới sự kiểm soát của Kiev nên nhiệm vụ trước mắt của quân đội Nga tại chiến trường là giải phóng toàn bộ các tỉnh này, xác lập và bảo vệ đường biên giới quốc gia mới hình thành của Nga. Điều này đã được Thư ký báo chí của Phủ tổng thống Nga Dmitry Peshkov vạch rõ”, - Nhà nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế Nguyễn Hồng Long đưa ra nhận định của mình trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Ông Nguyễn Hồng Long còn lưu ý rằng, đó là nhiệm vụ ngắn hạn. Còn về dài hạn thì với chiến lược và chiến thuật hiện tại, Nga sẽ tiếp tục thu hồi từng vùng lãnh thổ từng cụm dân cư, ít nhất là ở khu vực Tả ngạn sông Dniepr, nơi có đa số người Nga đang sinh sống.
“Về dài hạn thì Nga sẽ tùy theo diễn biến của tình hình để vạch ra các kế hoạch mới nhằm giải phóng hoàn toàn Ukraina. Nên nhớ rằng, để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Tây Ukraina khỏi quân xâm lược Ba Lan do Pinsusky cầm đầu với sự tham gia của nhiều sư đoàn Bạch vệ, Hồng quân Xô Viết phải chiến đấu trong 3 năm ròng rã từ 1919 đến 1921.
Cũng để giải phóng Ukraina khỏi ách chiếm đóng của phát xít Đức, bốn phương diện quân của quân đội Liên Xô đã phải chiến đấu trong hơn 18 tháng kể từ sau Chiến dịch phòng ngự - phản công tại “Vòng cung Kursk” cho đến khi khôi phục đường biên giới quốc gia Liên Xô năm 1939 từ Volyn đến Zakarpat.
Để thực hiện nhiệm vụ này, quân đội Nga vẫn sử dụng các cách đánh cổ điển kết hợp với vụ khí hiện đại chính xác cao nhằm cố gắng hạn chế thương vong cho người dân và quân nhân của mình. Chính vì vậy, theo nhận định của tôi, cuộc chiến sẽ còn kéo dài”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.
Mặt khác, theo đánh giá chung của các chuyên gia Việt Nam Sputnik đã phỏng vấn, xung đột này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến những nước đang bảo trợ cho Kiev, đặc biệt là về năng lượng và thực phẩm cũng như các mặt hàng khoáng sản quý rất cần cho nền công nghiệp hiện đại. Chỉ cần nhìn vào những thay đổi trên chính trường tại Anh, Italia, Thụy Điển…, các cuộc biểu tình ở Anh, ở Szech…, đến lạm phát đang gia tăng chóng mặt là có thể thấy được hiệu ứng Domino từ cuộc chiến ở Ukraina đang tác động dây chuyền đến các quốc gia EU và NATO như thế nào.
Còn đối với Kiev, họ khó có cách nào để đối phó một khi “ý dân là ý trời”. Kết quả trưng cầu dân ý ở 4 vùng đã thể hiện rõ điều đó.