AUKUS + là một nỗ lực nhằm phá vỡ sự thống nhất của ASEAN
“Có lẽ đã quá muộn để nói về nỗi lo ngại của các chuyên gia về việc AUKUS có thể thu hút những người chơi mới. Liên minh an ninh ba bên đang được củng cố với tốc độ tối đa, và phạm vi của các chương trình chiến lược đang được mở rộng. Những nước khác tham gia các quá trình trong khu vực mà các kiến trúc sư của AUKUS quan tâm, đang tích cực bắt kịp định dạng này. Không chỉ Canada và New Zealand (cùng các quốc gia Anglo-Saxon như Mỹ, Anh và Úc), mà cả Nhật Bản và Hàn Quốc, những nước có tiềm năng công nghệ khá lớn, cũng đang tham gia bằng cách này hay cách khác vào việc thực hiện các dự án AUKUS. Một số thành viên ASEAN cũng được xem xét trong số các ứng cử viên có thể. Trong khi đó, 10 quốc gia thành viên ASEAN là nòng cốt của toàn bộ hệ thống đa phương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Và vì lợi ích của sự ổn định trong khu vực, “nòng cốt” này phải luôn luôn nguyên khối”.
“Một sự trùng hợp kỳ lạ, tất cả các thành viên của nhóm “Các đối tác Thái Bình Dương Xanh” tới tham dự cuộc tập trận không quân đa quốc gia lớn nhất Pitch Black được tổ chức tại Úc vào đầu tháng 9. Hơn nữa, các phi công của Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc lần đầu tiên tham dự cuộc tập trận Pitch Black (nhân tiện, Hà Lan là đại diện cho EU). Như chúng ta thấy, ở đây nói về một phiên bản mở rộng của AUKUS", - ông Nikolai Nozdrev nhấn mạnh.
Mở rộng "vùng trách nhiệm" của NATO
Không phải ai cũng thích những kế hoạch của phương Tây...
“Nhiều nhà phân tích ở cả châu Á - Thái Bình Dương và phương Tây đều cho rằng, định dạng AUKUS và AUKUS + sẽ được sử dụng ngày càng tích cực để thúc đẩy chương trình nghị sự quyền lực mà những người thiết lập các cơ chế này muốn có ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, - ông Nikolay Nozdrev nói tiếp. Điều đáng chú ý là bộ ba Anglo-Saxon AUKUS đã xuất hiện ngay sau khi cuộc "thăm dò" đầu tiên về triển vọng thành lập một cấu trúc khối trên cơ sở Bộ tứ QUAD gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc bị từ chối. Rõ ràng là, AUKUS, một tổ chức chú trọng các chương trình quân sự, cũng được đón tiếp lạnh nhạt trong khu vực. Các quốc gia tỉnh táo nhìn thấy những rủi ro mà tất cả các sáng kiến này mang lại và có thái độ tiêu cực đối với ý tưởng thành lập một "NATO châu Á" dưới bất cứ hình thức nào".
Bộ đôi Nga-ASEAN - "đối trọng" AUKUS-NATO?
Nga - ASEAN: lợi ích kinh tế
“Nga có kinh nghiệm phong phú trong sự hợp tác năng lượng với một số nước ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam, - Vụ trưởng Vụ Châu Á 3 của Bộ Ngoại giao Nga nói. - Cần phải lưu ý rằng, tất cả các kế hoạch của chúng tôi trong lĩnh vực này phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của các đối tác từ Đông Nam Á. Trên thực tế, tất cả các nước trong khu vực này, ở mức độ này hay mức độ khác, đều quan tâm đến việc tăng cường nhập khẩu hydrocacbon từ Nga. Tuy nhiên, chúng tôi không chỉ tập trung vào việc tăng nguồn cung cấp, mà còn thực hiện các dự án tiên tiến hơn để cùng khai thác các mỏ dầu và khí đốt và tạo ra các cơ sở chế biến. Nga có những kinh nghiệm như vậy trong sự hợp tác với Indonesia, và hợp tác song phương trong lĩnh vực này sẽ được mở rộng. Chương trình nghị sự bao gồm việc cung cấp nguồn năng lượng của Nga tới Myanmar, kể cả các sản phẩm dầu và khí thiên nhiên hóa lỏng. Các công ty Nga đang xem xét khả năng tham gia vào quá trình hiện đại hóa khu liên hợp lọc dầu của nước này”.