https://kevesko.vn/20221006/bo-ngoai-giao-nga-hau-het-cac-nuoc-asean-deu-quan-tam-den-nguon-nang-luong-tu-nga-18348987.html
Bộ Ngoại giao Nga: Hầu hết các nước ASEAN đều quan tâm đến nguồn năng lượng từ Nga
Bộ Ngoại giao Nga: Hầu hết các nước ASEAN đều quan tâm đến nguồn năng lượng từ Nga
Sputnik Việt Nam
Nikolai Nozdrev, Vụ trưởng Vụ châu Á 3 của Bộ Ngoại giao Nga, đã trả lời phỏng vấn của Sputnik. Đặc biệt, ông bày tỏ quan điểm của Bộ Ngoại giao Nga về diễn... 06.10.2022, Sputnik Việt Nam
2022-10-06T09:12+0700
2022-10-06T09:12+0700
2022-10-06T09:12+0700
chính trị
quan điểm-ý kiến
chuyên gia
thế giới
nga
aukus
nato
năng lượng
bộ ngoại giao nga
https://cdn.img.kevesko.vn/img/789/81/7898193_0:0:3172:1785_1920x0_80_0_0_0331a7049bd6320a24e46cb966240ee1.jpg
AUKUS + là một nỗ lực nhằm phá vỡ sự thống nhất của ASEANMột số chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng, khối quân sự AUKUS ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương bao gồm các quốc gia Anglo-Saxon có thể mở rộng thành viên với sự gia nhập của những quốc gia khác trong khu vực. Trong khu vực này có thể xuất hiện một tổ chức tương tự như NATO hoặc Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ mở rộng đáng kể “khu vực trách nhiệm” sang toàn bộ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Bình luận về hàng loạt vấn đề này, ông Nikolai Nozdrev, Vụ trưởng Vụ Châu Á 3 của Bộ Ngoại giao Nga, lưu ý:Vụ trưởng Vụ châu Á 3 của Bộ Ngoại giao Nga chỉ ra rằng, kiến trúc do phương Tây tạo ra trên cơ sở AUKUS tập trung vào việc răn đe các quốc gia mà Washington coi là "đối thủ" của phương Tây (theo nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này). Nhóm Các đối tác Thái Bình Dương Xanh được thành lập vào tháng 6 năm 2022, cũng có thể được coi như một tổ chức thuộc định dạng này. Trên thực tế, đây là định dạng "AUKUS +" chính thức đầu tiên (với Nhật Bản và New Zealand). Hàn Quốc, Canada, và thậm chí cả Pháp và Đức cũng có thể tham gia cấu trúc này. Tất cả các nước đó đã tham gia cuộc họp cấp bộ trưởng của cơ chế này tại Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 9.Mở rộng "vùng trách nhiệm" của NATOTheo Bộ Ngoại giao Nga, xu hướng toàn cầu hóa "vùng trách nhiệm" của NATO không kém phần nguy hiểm. Bao gồm cả việc chuyển nó sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.Theo Vụ trưởng Vụ châu Á 3 của Bộ Ngoại giao Nga, một khía cạnh đáng lo ngại khác là các nước NATO và những nước "cùng chí hướng" trong khu vực đang tập trung nỗ lực để lôi kéo các nước khác về phe mình. Nhiều chương trình đang được thực hiện. Đây vừa là hoạt động của các nền tảng khác nhau hoạt động dưới thương hiệu "Indo-Pacific" do phương Tây quảng bá, vừa là nội dung của các sự kiện chuyên đề liên quan, chủ yếu trong lĩnh vực quân sự.Không phải ai cũng thích những kế hoạch của phương Tây...Nhà ngoại giao Nga lưu ý rằng, ngay cả Úc cũng có những câu hỏi về các mục tiêu và nhiệm vụ thực sự của các tác giả đề xuất kế hoạch này. Ngày 29/9, Thượng viện nước này đưa ra đề nghị ... rút khỏi AUKUS và ngừng hợp tác quân sự với Mỹ.Bộ đôi Nga-ASEAN - "đối trọng" AUKUS-NATO?Tất nhiên, Nga cần phải đáp trả những thách thức liên quan đến AUKUS, "AUKUS +". Đáp trả bằng cách nào? Bằng cách mở rộng hợp tác quân sự-chính trị với các nước hữu nghị trong khu vực?Vụ trưởng Vụ châu Á 3 của Bộ Ngoại giao Nga lưu ý: Matxcơva sẽ có những bước (và những bước đã được thực hiện), nhưng những bước này không phải là một "đối xứng chính xác" với các hành động của phương Tây.Nga - ASEAN: lợi ích kinh tếTrong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Vụ trưởng Vụ châu Á 3 của Bộ Ngoại giao Nga không thể bỏ qua các vấn đề hợp tác kinh tế giữa Matxcơva và Đông Nam Á. Trả lời câu hỏi: các nước ASEAN nào có thể nối lại các chuyến bay thẳng tới Nga trong tương lai gần, ông Nikolai Nozdrev nói:Một lĩnh vực hợp tác khác giữa Nga và ASEAN là khu phức hợp nhiên liệu và năng lượng, nguyên liệu hydrocacbon, bao gồm cả khí thiên nhiên hóa lỏng, mà thiếu hụt LNG là một vấn đề mà toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương phải đối mặt. Ở đây nói không chỉ là về xuất khẩu từ Liên bang Nga ...Sự hợp tác với ASEAN bao gồm nhưng không giới hạn bởi những điều nói trên. Ở đây nói về các lĩnh vực công nghệ cao. Ví dụ, có kế hoạch tạo cơ sở hạ tầng cho viễn thám Trái đất do các chuyên gia Nga và Myanmar thực hiện. Ông Nikolai Nozdrev nói:
https://kevesko.vn/20220803/aukus-lam-day-len-nguy-co-pho-bien-vu-khi-hat-nhan-16787067.html
https://kevesko.vn/20220929/tong-thong-putin-gia-tang-nguy-co-gay-mat-on-dinh-tinh-hinh-ke-ca-khu-vuc-chau-a---thai-binh-duong-18194804.html
https://kevesko.vn/20220901/cac-nuoc-asean-trong-do-co-viet-nam-san-sang-hop-tac-xay-dung-voi-nga-17488903.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/789/81/7898193_275:0:3004:2047_1920x0_80_0_0_ff16d8c009a5f25fe41d7b150735b5b9.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
chính trị, quan điểm-ý kiến, chuyên gia, thế giới, nga, aukus, nato, năng lượng, bộ ngoại giao nga
chính trị, quan điểm-ý kiến, chuyên gia, thế giới, nga, aukus, nato, năng lượng, bộ ngoại giao nga
Bộ Ngoại giao Nga: Hầu hết các nước ASEAN đều quan tâm đến nguồn năng lượng từ Nga
Nikolai Nozdrev, Vụ trưởng Vụ châu Á 3 của Bộ Ngoại giao Nga, đã trả lời phỏng vấn của Sputnik. Đặc biệt, ông bày tỏ quan điểm của Bộ Ngoại giao Nga về diễn biến tình hình quân sự-chính trị ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương do những bước đi gần đây nhất của "phương Tây tập thể", cũng như về triển vọng hợp tác giữa Nga và ASEAN.
AUKUS + là một nỗ lực nhằm phá vỡ sự thống nhất của ASEAN
Một số chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng,
khối quân sự AUKUS ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương bao gồm các quốc gia Anglo-Saxon có thể mở rộng thành viên với sự gia nhập của những quốc gia khác trong khu vực. Trong khu vực này có thể xuất hiện một tổ chức tương tự như NATO hoặc Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ mở rộng đáng kể “khu vực trách nhiệm” sang toàn bộ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Bình luận về hàng loạt vấn đề này, ông Nikolai Nozdrev, Vụ trưởng Vụ Châu Á 3 của Bộ Ngoại giao Nga, lưu ý:
“Có lẽ đã quá muộn để nói về nỗi lo ngại của các chuyên gia về việc AUKUS có thể thu hút những người chơi mới. Liên minh an ninh ba bên đang được củng cố với tốc độ tối đa, và phạm vi của các chương trình chiến lược đang được mở rộng. Những nước khác tham gia các quá trình trong khu vực mà các kiến trúc sư của AUKUS quan tâm, đang tích cực bắt kịp định dạng này. Không chỉ Canada và New Zealand (cùng các quốc gia Anglo-Saxon như Mỹ, Anh và Úc), mà cả Nhật Bản và Hàn Quốc, những nước có tiềm năng công nghệ khá lớn, cũng đang tham gia bằng cách này hay cách khác vào việc thực hiện các dự án AUKUS. Một số thành viên ASEAN cũng được xem xét trong số các ứng cử viên có thể. Trong khi đó, 10 quốc gia thành viên ASEAN là nòng cốt của toàn bộ hệ thống đa phương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Và vì lợi ích của sự ổn định trong khu vực, “nòng cốt” này phải luôn luôn nguyên khối”.
Vụ trưởng Vụ châu Á 3 của Bộ Ngoại giao Nga chỉ ra rằng, kiến trúc do phương Tây tạo ra trên cơ sở AUKUS tập trung vào việc răn đe các quốc gia mà Washington coi là "đối thủ" của phương Tây (theo nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này). Nhóm Các đối tác Thái Bình Dương Xanh được thành lập vào tháng 6 năm 2022, cũng có thể được coi như một tổ chức thuộc định dạng này. Trên thực tế, đây là định dạng "AUKUS +" chính thức đầu tiên (với Nhật Bản và New Zealand). Hàn Quốc, Canada, và thậm chí cả Pháp và Đức cũng có thể tham gia cấu trúc này. Tất cả các nước đó đã tham gia cuộc họp cấp bộ trưởng của cơ chế này tại Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 9.
“Một sự trùng hợp kỳ lạ, tất cả các thành viên của nhóm “Các đối tác Thái Bình Dương Xanh” tới tham dự cuộc tập trận không quân đa quốc gia lớn nhất Pitch Black được tổ chức tại Úc vào đầu tháng 9. Hơn nữa, các phi công của Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc lần đầu tiên tham dự cuộc tập trận Pitch Black (nhân tiện, Hà Lan là đại diện cho EU). Như chúng ta thấy, ở đây nói về một phiên bản mở rộng của AUKUS", - ông Nikolai Nozdrev nhấn mạnh.
Mở rộng "vùng trách nhiệm" của NATO
Theo Bộ Ngoại giao Nga, xu hướng toàn cầu hóa "vùng trách nhiệm" của NATO không kém phần nguy hiểm. Bao gồm cả việc chuyển nó sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
“Xét theo các quyết định được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 6 tại Madrid, có thể thấy rằng, đường lối thúc đẩy tiềm năng của khối này ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã được định hình rõ ràng”, - nhà ngoại giao Nga lưu ý. - Trong quá trình này họ dựa vào Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Trên thực tế, các quốc gia này được Washington, London và Brussels coi là các yếu tố kết nối trong kiến trúc khối toàn cầu theo tiêu chuẩn Euro-Atlantic. Một dấu hiệu mang tính biểu tượng là Tokyo, quốc gia đã bắt tay vào quá trình tái quân sự hóa, không chút do dự khi tuyên bố về sự cần thiết phải làm cho quá trình “NATO hóa” châu Á là không thể đảo ngược”.
Theo Vụ trưởng Vụ châu Á 3 của Bộ Ngoại giao Nga, một khía cạnh đáng lo ngại khác là các nước NATO và những nước "cùng chí hướng" trong khu vực đang tập trung nỗ lực để lôi kéo các nước khác về phe mình. Nhiều chương trình đang được thực hiện. Đây vừa là hoạt động của các nền tảng khác nhau hoạt động dưới thương hiệu "Indo-Pacific" do phương Tây quảng bá, vừa là nội dung của các sự kiện chuyên đề liên quan, chủ yếu trong lĩnh vực quân sự.
“…“nòng cốt” của các cơ chế như vậy là cùng một nhóm. Nó bao gồm NATO của Mỹ, Anh, Pháp, Canada. Đức và Hà Lan cũng đang hoạt động ngày càng tích cực trong khu vực. Trên thực tế, Liên minh châu Âu đang trở thành một chi nhánh của NATO và cũng có thể được coi là một thành tố cụ thể trong cơ sở hạ tầng của NATO ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau cuộc họp với người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen vào ngày 26 tháng 9 tại Brussels, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã kêu gọi cập nhật khái niệm chiến lược của EU-NATO. Ở đây mọi thứ đều rõ ràng mà không cần đưa ra bất kỳ bình luận nào.
29 Tháng Chín 2022, 21:44
Toàn bộ lịch sử của khối Bắc Đại Tây Dương cho thấy rõ rằng, các quốc gia và khu vực mà NATO triển khai lực lượng của mình không còn là an toàn và ổn định trong một thời gian rất dài, và thậm chí mãi mãi”, - ông Nikolay Nozdrev cảnh báo.
Không phải ai cũng thích những kế hoạch của phương Tây...
“Nhiều nhà phân tích ở cả châu Á - Thái Bình Dương và phương Tây đều cho rằng, định dạng AUKUS và AUKUS + sẽ được sử dụng ngày càng tích cực để thúc đẩy chương trình nghị sự quyền lực mà những người thiết lập các cơ chế này muốn có ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, - ông Nikolay Nozdrev nói tiếp. Điều đáng chú ý là bộ ba Anglo-Saxon AUKUS đã xuất hiện ngay sau khi cuộc "thăm dò" đầu tiên về triển vọng thành lập một cấu trúc khối trên cơ sở Bộ tứ QUAD gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc bị từ chối. Rõ ràng là, AUKUS, một tổ chức chú trọng các chương trình quân sự, cũng được đón tiếp lạnh nhạt trong khu vực. Các quốc gia tỉnh táo nhìn thấy những rủi ro mà tất cả các sáng kiến này mang lại và có thái độ tiêu cực đối với ý tưởng thành lập một "NATO châu Á" dưới bất cứ hình thức nào".
Nhà ngoại giao Nga lưu ý rằng, ngay cả Úc cũng có những câu hỏi về các mục tiêu và nhiệm vụ thực sự của các tác giả đề xuất kế hoạch này. Ngày 29/9, Thượng viện nước này đưa ra đề nghị ... rút khỏi AUKUS và ngừng hợp tác quân sự với Mỹ.
Bộ đôi Nga-ASEAN - "đối trọng" AUKUS-NATO?
Tất nhiên, Nga cần phải đáp trả những thách thức liên quan đến AUKUS, "AUKUS +". Đáp trả bằng cách nào? Bằng cách mở rộng hợp tác quân sự-chính trị với các nước hữu nghị trong khu vực?
Vụ trưởng Vụ châu Á 3 của Bộ Ngoại giao Nga lưu ý: Matxcơva sẽ có những bước (và những bước đã được thực hiện), nhưng những bước này không phải là một "đối xứng chính xác" với các hành động của phương Tây.
“Nói về tình hình ở một số khu vực trên vùng Châu Á - Thái Bình Dương, Nga không nghĩ về “phản hồi đồng bộ” đối với mỗi sự kiện cụ thể, - ông Nikolai Nozdrev cho biết. - Chúng tôi đang làm việc một cách có hệ thống, tăng cường hợp tác với 10 nước ASEAN. Một giai đoạn quan trọng trong quan hệ giữa Nga và Châu Á - Thái Bình Dương là cuộc tập trận chung ARNEX đầu tiên của Hải quân Nga và hải quân các nước thành viên ASEAN trên lãnh hải Indonesia vào tháng 11-12 / 2021. Cuộc tập trận có sự tham dự trực tiếp của Brunei, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Myanmar. Philippines, Lào và Campuchia đóng vai trò quan sát viên. Các nước ASEAN, mà Nga có tầm nhìn chung với ASEAN về sự phát triển bền vững của khu vực, đánh giá cao sự hợp tác này, bày tỏ sự sẵn sàng tiếp tục hợp tác chặt chẽ nhằm tăng cường ổn định ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm việc đảm bảo an toàn cho các hoạt động thương mại hàng hải và hàng hải dân sự”.
Nga - ASEAN: lợi ích kinh tế
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Vụ trưởng Vụ châu Á 3 của Bộ Ngoại giao Nga không thể bỏ qua các vấn đề hợp tác kinh tế giữa Matxcơva và
Đông Nam Á. Trả lời câu hỏi: các nước ASEAN nào có thể nối lại các chuyến bay thẳng tới Nga trong tương lai gần, ông Nikolai Nozdrev nói:
“Hiện nay, vấn đề nối lại các chuyến bay thẳng với một số nước ASEAN, bao gồm Việt Nam, Indonesia, Myanmar và Thái Lan, đang được thảo luận. Như đã biết, các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina đang cản trở việc sớm thông qua các thỏa thuận liên quan. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng rằng, cùng với các đối tác ASEAN, chúng tôi sẽ tìm ra một giải pháp để hàng nghìn công dân của Nga và các quốc gia này có các chuyến bay thẳng thuận tiện”.
Một lĩnh vực hợp tác khác giữa Nga và ASEAN là khu phức hợp nhiên liệu và năng lượng, nguyên liệu hydrocacbon, bao gồm cả khí thiên nhiên hóa lỏng, mà thiếu hụt LNG là một vấn đề mà toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương phải đối mặt. Ở đây nói không chỉ là về xuất khẩu từ Liên bang Nga ...
“Nga có kinh nghiệm phong phú trong sự hợp tác năng lượng với một số nước ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam, - Vụ trưởng Vụ Châu Á 3 của Bộ Ngoại giao Nga nói. - Cần phải lưu ý rằng, tất cả các kế hoạch của chúng tôi trong lĩnh vực này phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của các đối tác từ Đông Nam Á. Trên thực tế, tất cả các nước trong khu vực này, ở mức độ này hay mức độ khác, đều quan tâm đến việc tăng cường nhập khẩu hydrocacbon từ Nga. Tuy nhiên, chúng tôi không chỉ tập trung vào việc tăng nguồn cung cấp, mà còn thực hiện các dự án tiên tiến hơn để cùng khai thác các mỏ dầu và khí đốt và tạo ra các cơ sở chế biến. Nga có những kinh nghiệm như vậy trong sự hợp tác với Indonesia, và hợp tác song phương trong lĩnh vực này sẽ được mở rộng. Chương trình nghị sự bao gồm việc cung cấp nguồn năng lượng của Nga tới Myanmar, kể cả các sản phẩm dầu và khí thiên nhiên hóa lỏng. Các công ty Nga đang xem xét khả năng tham gia vào quá trình hiện đại hóa khu liên hợp lọc dầu của nước này”.
Sự hợp tác với ASEAN bao gồm nhưng không giới hạn bởi những điều nói trên. Ở đây nói về các lĩnh vực công nghệ cao. Ví dụ, có kế hoạch tạo cơ sở hạ tầng cho viễn thám Trái đất do các chuyên gia Nga và Myanmar thực hiện. Ông Nikolai Nozdrev nói:
“Hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vũ trụ là một trong những lĩnh vực đầy hứa hẹn trong quan hệ song phương với Myanmar. Các mối liên hệ làm việc giữa các cơ quan chuyên ngành đang phát triển tích cực. Trong chuyến công du tới Nga vào tháng 9, Chủ tịch Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar Min Aung Hlaing đã đến thăm sân bay vũ trụ Vostochny. Các đối tác Myanmar thể hiện sự quan tâm đến các công nghệ và thiết bị của Nga để thực hiện các dự án trong lĩnh vực liên lạc vệ tinh, cũng như viễn thám Trái đất cho các mục đích kinh tế ứng dụng. Hai bên đang thảo luận về khả năng hỗ trợ Myanmar trong việc đào tạo các chuyên gia trên cơ sở các trường đại học của Nga. Roscosmos và các bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành của Myanmar đang điều phối những lĩnh vực cụ thể và thời gian thực hiện các dự án”.