Zero COVID đang có lợi cho Việt Nam?
“Bên cạnh các quốc gia như Trung Quốc hay Ấn Độ, Việt Nam từ lâu cũng là địa chỉ được các công ty sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử chú ý tới, có thể kể đến như nhà máy sản xuất lắp ráp các sản phẩm của Nokia trước kia hay Samsung hiện nay”.
“Nhưng một ý khác chúng ta cũng nên đề cập tới là việc Mỹ hiện đang sử dụng rất nhiều các biện pháp kỹ thuật để hạn chế nguồn cung ứng chip cho các công ty ở Trung Quốc, mà chip là nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất cho việc sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử. Theo tôi, khó có thể nói rõ ràng chính sách Zero COVID tại Trung Quốc đang có lợi cho Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp các sản phẩm điện tử vì dù các nhà máy sản xuất lắp ráp đặt tại Việt Nam nhưng một số nguyên vật liệu đầu vào vẫn cần nhập từ Trung Quốc”.
“Đây có thể coi như đòn trả đũa cả thế giới chứ không đơn thuần chỉ là một chính sách. Tự bản của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại họ cũng đang muốn bảo vệ chất xám của quốc gia cũng như muốn thay thế hẳn Mỹ trên mặt công nghệ cho nên việc này cũng không có gì ngạc nhiên. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là khi cả thế giới quay lại bình thường rồi,Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách Zero COVID. Điều này ảnh hưởng khá nhiều cho cả Trung Quốc lẫn chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Tuyến nhận xét.
Cơ hội thoát khỏi ‘bẫy’ nhân công giá rẻ?
“Hiện tại, chi phí cho nhân công ở Việt Nam vẫn là yếu tố thu hút vốn đầu tư FDI khá hấp dẫn so với các nước trong khu vực nhưng tôi nghĩ Việt Nam cũng hiểu rất rõ lợi thế này sẽ không còn tồn tại lâu khi nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá ấn tượng như thời gian vừa qua. Theo quan sát cá nhân tôi trong gần 20 năm qua, lực lượng lao động kỹ thuật tại Việt Nam đang từng bước tự nâng cấp mình, ngày càng có nhiều kỹ sư người Việt Nam được tham gia và được đảm nhận những công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, ví dụ như lĩnh vực thiết kế vi mạch”.
“Cái này khá khó, về mặt công nghệ phần mềm thì Việt Nam có thể đi nhanh, có thể còn nhanh hơn nhiều nước, nhưng về mặt công nghiệp thì khó, ít thì cũng phải mất khoảng 10-15 năm khi các dây chuyền kỹ thuật chi tiết của châu Âu, Nhật Bản hay Mỹ được tiếp thu ở Việt Nam thì may ra mới thành nền tảng được. Hiện tại chủ yếu chỉ làm được các mặt hàng có độ chi tiết thấp thôi mặc dù tay nghề của nhân công tốt và có thể đào tạo được”.
Hợp tác với Apple trong tương lai?
“Các kỹ sư Việt Nam tại Viettel đã thiết kế chip cho các tính toán phức tạp trong thiết bị sử dụng cho trạm viễn thông 5G; hay gần đây là các kỹ sư thiết kế chip người Việt Nam của tập đoàn FPT đã thiết kế và thương mại hóa thành công vi mạch sử dụng cho thiết bị y tế. Và theo thông tin tôi được biết hiện đang có hơn 5 công ty thiết kế chip nước ngoài muốn mở chi nhánh tại Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế nguồn nhân lực chất lượng cao ở đây. Rõ ràng rằng kỹ sư thiết kế vi mạch không phải là lao động giá rẻ”.