Việt Nam sắp soán ngôi ‘phân xưởng thế giới’ của Trung Quốc?

© Ảnh : AppleApple AirPods Pro 2
Apple AirPods Pro 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo danh sách đối tác cung ứng trong năm tài khóa 2021 của Apple được công bố vào tháng 9/2022, hiện tại tập đoàn này có 25 đối tác đặt nhà máy tại Việt Nam, chiếm 13,9% trong tổng số 190 nhà cung ứng tính đến quý IV/2021. So với năm 2020, số lượng đối tác tăng nhẹ.

Zero COVID đang có lợi cho Việt Nam?

Trao đổi với Sputnik về động thái trên từ phía Apple, ông Nguyễn Thanh Yên, Head of engineering CoAsia Semi Vietnam Co., Ltd, Thành viên quản trị Cộng đồng vi mạch Việt Nam, nhận định rằng việc Apple chuyển một phần hoặc toàn bộ dây chuyền sản xuất sang Việt Nam, đồng thời tăng số lượng đối tác cung ứng là điều dễ hiểu. Ông Nguyễn Thanh Yên phân tích:

“Bên cạnh các quốc gia như Trung Quốc hay Ấn Độ, Việt Nam từ lâu cũng là địa chỉ được các công ty sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử chú ý tới, có thể kể đến như nhà máy sản xuất lắp ráp các sản phẩm của Nokia trước kia hay Samsung hiện nay”.

IPhone 14 tại buổi ra mắt của Apple ở Cupertino, California - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2022
Apple phạt 'nặng tay' đơn vị phân phối không tuân thủ quy định về kích hoạt iPhone 14
Chuyên gia Nguyễn Thanh Yên cũng chỉ ra rằng, không thể phủ nhận chính sách Zero COVID tại Trung Quốc có tác động không nhỏ tới việc các đối tác của Apple quyết định chuyển dịch các cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ông Yên cho biết:

“Nhưng một ý khác chúng ta cũng nên đề cập tới là việc Mỹ hiện đang sử dụng rất nhiều các biện pháp kỹ thuật để hạn chế nguồn cung ứng chip cho các công ty ở Trung Quốc, mà chip là nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất cho việc sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử. Theo tôi, khó có thể nói rõ ràng chính sách Zero COVID tại Trung Quốc đang có lợi cho Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp các sản phẩm điện tử vì dù các nhà máy sản xuất lắp ráp đặt tại Việt Nam nhưng một số nguyên vật liệu đầu vào vẫn cần nhập từ Trung Quốc”.

Về phần mình, ông Tạ Quang Tuyến, Giám đốc giải pháp và tư vấn dữ liệu marketing, Công ty White Space (Gimasys) cho rằng việc Trung Quốc áp dụng Zero COVID cũng là mặt tiêu cực của quốc gia này.

“Đây có thể coi như đòn trả đũa cả thế giới chứ không đơn thuần chỉ là một chính sách. Tự bản của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại họ cũng đang muốn bảo vệ chất xám của quốc gia cũng như muốn thay thế hẳn Mỹ trên mặt công nghệ cho nên việc này cũng không có gì ngạc nhiên. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là khi cả thế giới quay lại bình thường rồi,Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách Zero COVID. Điều này ảnh hưởng khá nhiều cho cả Trung Quốc lẫn chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Tuyến nhận xét.

Cô gái làm việc tại nhà máy Samsung ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2022
Không phải ngẫu nhiên Samsung, Intel hay Apple chọn Việt Nam

Cơ hội thoát khỏi ‘bẫy’ nhân công giá rẻ?

Trên thực tế, nhiều sản phẩm quan trọng trên thị trường di động toàn cầu của các “ông lớn” như Samsung, Xiaomi và Apple được sản xuất tại Việt Nam. Đầu năm 2022, nhiều nguồn thông tin từ chuỗi cung ứng cho thấy một số dòng sản phẩm như Apple Watch, iPad, MacBook cũng được chuyển dần sang sản xuất tại Việt Nam.
Liệu Việt Nam có thể phát huy tiềm năng của chính mình hay không, hay chỉ như một 'nền tảng lắp ráp' được coi trọng chủ yếu nhờ lao động giá rẻ? Trả lời câu hỏi này của Sputnik, ông Nguyễn Thanh Yên, Head of engineering CoAsia Semi Vietnam Co., Ltd, Thành viên quản trị Cộng đồng vi mạch Việt Nam, chỉ ra:

“Hiện tại, chi phí cho nhân công ở Việt Nam vẫn là yếu tố thu hút vốn đầu tư FDI khá hấp dẫn so với các nước trong khu vực nhưng tôi nghĩ Việt Nam cũng hiểu rất rõ lợi thế này sẽ không còn tồn tại lâu khi nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá ấn tượng như thời gian vừa qua. Theo quan sát cá nhân tôi trong gần 20 năm qua, lực lượng lao động kỹ thuật tại Việt Nam đang từng bước tự nâng cấp mình, ngày càng có nhiều kỹ sư người Việt Nam được tham gia và được đảm nhận những công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, ví dụ như lĩnh vực thiết kế vi mạch”.

Tuy nhiên, lại có một số ý kiến khác về tiềm năng của Việt Nam. Ông Tạ Quang Tuyến, Giám đốc giải pháp và tư vấn dữ liệu marketing, Công ty White Space (Gimasys) chia sẻ với Sputnik:

“Cái này khá khó, về mặt công nghệ phần mềm thì Việt Nam có thể đi nhanh, có thể còn nhanh hơn nhiều nước, nhưng về mặt công nghiệp thì khó, ít thì cũng phải mất khoảng 10-15 năm khi các dây chuyền kỹ thuật chi tiết của châu Âu, Nhật Bản hay Mỹ được tiếp thu ở Việt Nam thì may ra mới thành nền tảng được. Hiện tại chủ yếu chỉ làm được các mặt hàng có độ chi tiết thấp thôi mặc dù tay nghề của nhân công tốt và có thể đào tạo được”.

iPhone 13 - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2022
Google chế giễu Apple vì iPhone mới

Hợp tác với Apple trong tương lai?

Việc FPT sản xuất thành công chip bán dẫn "Make in Vietnam" rất có thể sẽ mở ra cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Apple. Chuyên gia Nguyễn Thanh Yên cho rằng, riêng về lĩnh vực thiết kế chip,có thể thấy kỹ sư Việt Nam đang tham gia vào các dự án sử dụng tiến trình công nghệ tiên tiến nhất thế giới 7/5nm.

“Các kỹ sư Việt Nam tại Viettel đã thiết kế chip cho các tính toán phức tạp trong thiết bị sử dụng cho trạm viễn thông 5G; hay gần đây là các kỹ sư thiết kế chip người Việt Nam của tập đoàn FPT đã thiết kế và thương mại hóa thành công vi mạch sử dụng cho thiết bị y tế. Và theo thông tin tôi được biết hiện đang có hơn 5 công ty thiết kế chip nước ngoài muốn mở chi nhánh tại Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế nguồn nhân lực chất lượng cao ở đây. Rõ ràng rằng kỹ sư thiết kế vi mạch không phải là lao động giá rẻ”.

Chip điện tử - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2022
FPT sản xuất thành công chip "Make In Vietnam"
Cũng theo chuyên gia trên, trong một thiết bị điện tử có rất nhiều chip, và từ trước tới nay Việt Nam phải nhập toàn bộ các linh kiện này. FPT thành công trong việc thương mại hóa sản phẩm vi mạch do các kỹ sư người Việt nghiên cứu và thiết kế sử dụng trong thiết bị y tế sẽ mở ra cơ hội nâng tỷ lệ nội địa hóa cho các sản phẩm điện tử sản xuất lắp ráp ở Việt Nam.
“Việc thiết kế được ra con chip đã không phải là việc dễ đối với các công ty Việt Nam, việc thương mại hóa được sản phẩm vi mạch lại càng khó khăn hơn. FPT là người tiên phong, tôi tin sau đây sẽ xuất hiện thêm nhiều sản phẩm tương tự. Hiện còn khá sớm để khẳng định liệu chip của các công ty Việt Nam thiết kế sẽ xuất hiện trong các thiết bị điện tử của Apple, nhưng điều này không phải là không thể xảy ra trong tương lai”, ông Yên kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала