Viễn cảnh đó sẽ làm suy giảm vị thế của Hoa Kỳ trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược của các siêu cường.
Ngay sau khi kết thúc Triển lãm quân sự thường niên của Nga hồi tháng 8 năm nay, ông Alexandr Mikheev đứng đầu tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport, nêu giả thiết rằng doanh thu vũ khí của Matxcơva trong năm 2022 sẽ giảm 26% so với năm ngoái. Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Nga vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. Để vị trí của Matxcơva trong bảng xếp hạng xuất khẩu vũ khí thế giới thay đổi đáng kể, doanh thu phải giảm mạnh hơn nhiều. Tuy nhiên, vào tháng 2 năm nay, Nga đã quyết định tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, và trở nên rõ ràng rằng quân đội Nga cần phải thay đổi thiết bị quân sự của mình, các lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ áp đặt và nỗi e ngại của khách mua về tính hiệu quả của những vũ khí này trong thực chiến đã làm giảm khả năng của đất nước trên bình diện xuất khẩu vũ khí.
Ở Trung Quốc có 6 trong số 25 công ty quốc phòng hàng đầu thế giới. Và mặc dù hiện nay Bắc Kinh nắm giữ 5% thị phần vũ khí toàn cầu - thấp hơn nhiều so với mức 19% mà Matxcơva vẫn tự hào - thì điều đó chỉ nói lên rằng Bắc Kinh có nhiều dư địa để hoạt động và mở rộng hiện diện của mình trong lĩnh vực này. Trung Quốc sở hữu hàng loạt lợi thế rõ ràng, tạo điều kiện cho nước này vươn lên ngôi vị thống lĩnh thị trường vũ khí «hạng phổ thông».