“Putin dựa trên tham vọng của những nhân vật tầm cỡ, tạo cho họ cảm giác rằng họ có thể đóng một vai trò lớn. Trên thực tế họ chỉ truyền tải thông điệp của ông ta. Ông ta muốn phương Tây đồng ý với các mục tiêu của mình, sử dụng những sứ giả như tỷ phú Elon Musk để đưa ra những biện pháp nhằm kết thúc khủng hoảng theo những điều kiện của ông ta”, - bà Hill nói.
Theo ý kiến của bà, Putin có lập trường mang tính nguyên tác về vấn đề các vùng lãnh thổ mới của Nga.
"Rõ ràng, ông ấy không có ý định từ bỏ Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhye, cũng như Crưm, nơi ông ấy tuyên bố là một phần của Nga trong nhiều thế kỷ", - cựu cố vấn của ông Trump cho biết.
Báo Vice lưu ý trước đó có tin ông Musk gần đây đã có cuộc trò chuyện với Tổng thống Putin. Các phương tiện truyền thông dẫn thông tin từ nhà nghiên cứu chính trị người Mỹ Ian Bremmer, người đã kể lại cuộc trò chuyện của ông với chính tỷ phú này. Theo Bremmer, Musk nói với ông rằng Putin đã "sẵn sàng cho các cuộc đàm phán", nhưng chỉ trong trường hợp Crưm vẫn phải là của Nga, Ukraina có quy chế trung lập và việc sáp nhập các khu vực LNR, DNR, Kherson và Zaporozhye vào Nga được công nhận. Musk sau đó đã phủ nhận thông tin nói rằng ông đã thảo luận với Tổng thống Putin về việc giải quyết tình hình ở Ukraina. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cũng nói thông tin trên không đúng sự thật và nhấn mạnh rằng cuộc trò chuyện gần đây nhất giữa hai người họ diễn ra cách đây một năm rưỡi.
Vào đầu tháng 10, Elon Musk, người đứng đầu Tesla và sáng lập viên công ty SpaceX viết rằng ông nghi ngờ khả năng Ukraina giành chiến thắng trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn diện với Nga, đồng thời kêu gọi các bên đi đến hòa bình. Ông đưa ra quan điểm của mình về việc giải quyết xung đột. Kế hoạch đó đề xuất tiến hành "tái bỏ phiếu" ở Donbass "dưới sự giám sát của Liên hợp quốc", công nhận Crưm là "một phần chính thức" của Nga, như nó đã tồn tại từ năm 1783 (trước sai lầm của Khrushchev)", đảm bảo cung cấp nước cho Crưm và quy chế trung lập của Ukraina.