Sự kiện này là minh chứng cho thấy ba nước tiếp tục nỗ lực tăng cường hợp tác quốc phòng, bất kể vẫn tồn tại không ít vấn đề song phương và thực tế tranh chấp biến động ngày càng phức tạp của bối cảnh khu vực và toàn cầu, - tờ The Diplomat nhận xét.
Campuchia, Lào và Việt Nam, ba nước lục địa Đông Nam Á với lịch sử phức tạp và giữa họ với nhau còn một số vấn đề quản lý biên giới chưa được giải quyết. Tuy nhiên, cả ba đã nỗ lực làm việc theo con đường quản lý điều phối các cơ hội và thách thức chung, với sự hỗ trợ của hàng loạt cơ chế hợp tác. Mặc dù ban đầu được hình thành thông qua cơ chế định hướng kinh tế, cũng đã có nhiều nỗ lực được thực hiện để phát triển hợp tác an ninh giữa các lực lượng vũ trang, cũng như với các thành viên khác bao gồm cả cơ quan lập pháp.
Điều này diễn ra trong bối cảnh các xu thế đang nổi lên khác, bao gồm liên hệ quốc phòng ngày càng tăng của Trung Quốc với Campuchia, bằng chứng là hiện diện của Bắc Kinh ở căn cứ hải quân Ream cũng như cố gắng chủ động của Việt Nam để thắt chặt liên hệ với Campuchia và Lào trong lĩnh vực an ninh. Trong đó, các quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng tạo dựng những cấu hình an ninh riêng khác nhau để thúc đẩy lợi ích của chính họ.
Tầm quan trọng của các cuộc diễn tập
Tháng trước, ý nghĩa quan trọng thể hiện trong cuộc diễn tập cứu hộ chung đầu tiên giữa ba nước. Cuộc diễn tập tiến hành tại khu vực Naxaithong thuộc tỉnh Viêng Chăn của Lào, là thành quả từ cuộc gặp của các Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Lào và Việt Nam ở Hà Nội từ năm 2019, khi đó tất cả các nước nhất trí tổ chức hàng loạt hoạt động và sự kiện tương tác nhằm tăng cường quan hệ an ninh. Theo thông báo trên tờ The Vientiane Times, cuộc diễn tập huy động khoảng 500 quân nhân từ ba cơ quan quân sự. Các đơn vị thực hiện công tác tìm kiếm và cứu nạn gắn với tình huống lũ lụt, sạt lở đất và sập các tòa nhà có chất độc hóa học. Tại nghi lễ bế mạc diễn tập có sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng ba nước và lãnh đạo cao nhất của quốc gia chủ nhà là Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, các đại biểu đã được xem màn trình diễn ngoạn mục và tham quan bệnh viện dã chiến giả định.
Tờ The Diplomat đánh giá rằng đây là sự kiện rất có ý nghĩa. Như đã nói ở trên, đây là cuộc diễn tập chung đầu tiên giữa ba nước về loại hình cứu hộ, mặc dù chỉ được tiến hành mấy năm sau khi đạt thỏa thuận và khi đại dịch COVID-19 đã lui. Sự kiện này nhấn mạnh đà thăng hoa của quan hệ hợp tác quốc phòng ba bên trong tổng thể quan hệ láng giềng vẫn luôn được coi trọng, như nêu rõ trong «Sách Trắng» quốc phòng của Việt Nam và Campuchia, xuất bản lần lượt vào các năm 2019 và 2022.
Trong quá trình cuộc gặp của ba Bộ trưởng Quốc phòng tại Viêng Chăn ngày 14 tháng 9, các bên đã thảo luận hàng loạt chủ đề, bao gồm hướng mở rộng giao lưu giữa lực lượng vũ trang ba nước ở các tỉnh ven biên, cũng như tăng cường điều phối ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống như nạn buôn người và buôn lậu, lưu thông ma túy bất hợp pháp, vốn đã trở nên khá nghiêm trọng đối với ba nước. Qua đó cũng cho thấy hình dung cơ bản về những cuộc gặp sắp tới, bao gồm cả việc Việt Nam xúc tiến Triển lãm quốc phòng quốc tế mà Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12 này.
Những trở ngại nào trên con đường hợp tác?
Tất nhiên, cuộc diễn tập cứu hộ có ý nghĩa như thế nào đối với hợp tác bộ ba rộng lớn hơn và sẽ phát triển ra sao trong tương lai thì vẫn chưa rõ ràng. Cho đến nay, hợp tác quốc phòng ba bên giữa Campuchia, Lào và Việt Nam đã phát triển khá từ tốn, dần dần, thường mất vài năm cho đến khi thực hiện được ý tưởng chiến lược đầy kỳ vọng. Hơn thế nữa, mặc dù các báo cáo công khai chính thức trình bày những tiến bộ đạt được trong hợp tác bộ ba, nhưng đồng thời cũng có thể giảm nhẹ những thách thức quan trọng vẫn hiện hữu. Trong ý này bao gồm những vấn đề nổi cộm còn bảo lưu gắn với quản lý biên giới và di chứng chiến tranh có thể bùng phát theo thời gian, rồi sự thâm nhập địa chính trị ráo riết hơn của các cường quốc khác, kể cả Trung Quốc, vào lục địa Đông Nam Á, và quan hệ cân bằng mà Lào và Campuchia đang cố đạt tới với các nước lớn láng giềng từ phần đại lục Đông Nam Á trong khuôn khổ liên hệ ba bên và động lực của quan hệ bất đối xứng này.
Dù sao chăng nữa, những phát triển sự kiện trên bình diện này sẽ rất quan trọng khi theo dõi trong những tháng năm gần tới. Không cần nghi ngờ gì, rõ ràng yêu cầu quan trọng ở đây là phải tiếp tục đánh giá tác động gia tăng cạnh tranh của những nước lớn trên lục địa Đông Nam Á trong tương quan những diễn biến sự kiện như cuộc đấu Mỹ-Trung và chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina, đồng thời quan trọng không kém là phải chú ý đến biến đổi nội lực ở khu vực cũng như các tương tác mà nó tạo ra. Bên cạnh những đóng góp thiết thực mà tương tác này có thể mang lại để mở mang tiềm năng và củng cố lòng tin, qua hiệp lực cũng có thể bộc lộ những sáng kiến do các nước riêng biệt khởi xướng để ứng phó với cơ hội và thách thức mà họ nhìn thấy trong môi trường địa chính trị của mình.