Đồng tiền Việt Nam suy yếu vì đâu?

Khi cả lãi suất và tỷ giá chưa hạ nhiệt, ngưỡng trần kỷ lục suy giảm của tiền Việt Nam liên tục bị chọc thủng, VDSC không loại trừ khả năng VND có thể mất giá 10% đến 15% năm 2022.
Sputnik
Lãnh đạo EuroCham Alain Cany cho biết, khó mà chỉ trích các chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang làm. Đó là điều đúng đắn. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã điều hành rất tốt. NHNN không có lựa chọn nào khác.

VND suy yếu nhưng vẫn là đồng tiền mạnh

Việt Nam được dự báo khó tránh áp lực. Thực tế, tỷ giá trung tâm liên tục được điều chỉnh tăng với biên độ khá lớn sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quyết định nới biên độ tỷ giá.
Tháng 9, khi đà suy giảm của đồng nội tệ Việt Nam bắt đầu được chú ý, các dự báo khi đó cho rằng, VND sẽ chỉ mất giá khoảng 3% trong năm nay. Tuy nhiên, những áp lực, tình hình diễn biến vừa qua cho thấy, Việt Nam Đồng lao dốc nhanh chóng hơn nhiều ước đoán trước đó, nhất là sau khi NHNN nới biên độ tỷ giá USD/VND, tỷ giá đã vượt mức kỷ lục gần 25.000 đồng cho dù không thể phủ nhận rằng, đến thời điểm này, đà mất giá của tiền Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các đồng tiền khác trên thế giới.
Việt Nam có thể thanh toán bằng đồng tiền khác, tránh phụ thuộc vào đô la Mỹ?
Đà giảm giá của đồng Việt Nam (VND), theo dữ liệu của Investing.com, từ ngày 1/1/2022 đến 19/10/2022, tỷ giá USD/VND tăng 7,12%, từ 22.825 đồng lên 24.450 đồng. Trong khi đó, nếu xét VND là đồng tiền cơ sở, đồng tiền của Việt Nam mất giá 6,54% so với đồng USD. Còn so với rổ tiền tệ của các quốc gia mới nổi trong MSCI, VND mất giá 6,54% so với USD, thấp hơn mức mất giá 8,9% trung bình nhóm, đồng thời mất giá ít hơn nhiều so với mức 15% của rổ tiền tệ các quốc gia phát triển.
Như vậy, VND có xu hướng mất giá so với đồng USD như các nước cận biên và mới nổi, nhưng lại mạnh hơn một cách tương đối so với đồng tiền các nước phát triển.

VND có thể mất giá 10 - 15% năm 2022

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) mới đây đã công bố báo cáo thị trường tiền tệ, trong đó nhận định rằng, với tình hình thanh khoản hệ thống hiện tại và áp lực bên ngoài chưa chấm dứt, không loại trừ khả năng tiền đồng có thể mất giá 10%-15% trong năm 2022. Theo VDSC, tháng 10 này là thời điểm “đầy biến động” của thị trường tiền tệ trong nước.
“Câu chuyện lãi suất và tỷ giá của Việt Nam chỉ trong một tháng đã diễn biến rất nhanh và hiện tại vẫn chưa hạ nhiệt”, - Chứng khoán Rồng Việt nhận xét.
Đồng tiền Việt Nam suy giảm kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước ‘đi giữa các lằn ranh’
Báo cáo cho thấy, việc tỷ giá USD/VND tăng vọt đã khiến cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) buộc phải tăng lãi suất điều hành thêm 1 điểm % nhằm kiềm hãm đà tăng của tỷ giá. Cùng với đó, hành động tăng lãi suất của NHNN theo đó ảnh hưởng đến một loạt các lãi suất trên thị trường 1. Chênh lệch lãi suất cho vay qua đêm giữa tiền USD và tiền VND hiện đang ở mức 300 điểm cơ bản.
“Dù vậy, biến động mạnh của tỷ giá trong một thời gian ngắn đã tạo ra tâm lý găm giữ đồng USD, với tình hình thanh khoản hệ thống hiện tại và áp lực bên ngoài chưa chấm dứt, VDSC không loại trừ khả năng tiền đồng có thể mất giá 10%-15% trong năm 2022”, - báo cáo nêu.
Theo nhóm chuyên gia của Chứng khoán Rồng Việt, tỷ giá và lãi suất hiện đang là một vòng xoáy. Do đó, Ngân hàn Nhà nước có thể điều chỉnh tăng thêm 0,5-1 điểm % lãi suất điều hành trong hai tháng cuối năm bởi hiện tại đây là ‘công cụ khả dĩ nhất’ để giảm bớt áp lực tỷ giá.

Bộ đệm dự trữ ngoại hối yếu đi

Đáng chú ý, theo VDSC, cũng từ đầu tháng 10 đến nay, NHNN chỉ bán ra chưa đến 1 tỷ USD.
Điều này cho thấy ‘bộ đệm dự trữ ngoại hối đã yếu đi đáng kể’. Mặt khác, dù cán cân thương mại thặng dư nhẹ nhưng triển vọng xuất khẩu kém khả quan khiến cho cán cân thanh toán không đủ sức để cân bằng áp lực đối với nhu cầu USD trong nước của Việt Nam.
Đánh giá về áp lực mất giá tiền đồng là chủ quan hay khách quan, bộ phận phân tích của Chứng khoán Rồng Việt cho rằng, các biến động tỷ giá trong tháng vừa qua “phần lớn do nguyên nhân nội tại hơn là do áp lực từ bên ngoài”.
Đã đến lúc Việt Nam phá giá tiền Đồng?
Phân tích cụ thể hơn, VDSC cho rằng, chỉ số đồng USD gần như đi ngang trong suốt thời gian qua, giao dịch ở vùng 110-113 từ đầu tháng 10 đến nay. Trong khi đó, đồng nhân dân tệ mất giá khoảng 2,1% trước và sau kỳ họp Đại hội Đảng XX của CPP.
“Xét mức biến động theo tháng, tiền đồng có thể là một trong những đồng tiền mất giá mạnh nhất so với đồng USD trong tháng 10”, - VDSC lưu ý.

VND mất giá có ảnh hưởng từ các sự kiện Vạn Thịnh Phát, SCB?

Dù vậy, chuyên gia nhìn nhận nguyên nhân nội tại là những biến động trên thị trường ngân hàng.
“Sự kiện Vạn Thịnh Phát (VTP) là khởi điểm kéo theo việc hỗ trợ thanh khoản cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và những tác động dây chuyền sau đó vẫn chưa kết thúc”, - báo cáo liệt kê.
Theo Chứng khoán Rồng Việt, từ đầu tháng 10/2022 đến nay, tiền đồng đã mất giá 4,1% so với cuối tháng 9, gần xấp xỉ mức mất giá của tiền đồng trong suốt 9 tháng đầu năm.
Đồng tiền Việt Nam suy yếu kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước 'tiến thoái lưỡng nan'
Trong khi đó, tỷ giá liên ngân hàng biến động tăng mạnh song hành với việc NHNN liên tục nâng tỷ giá trung tâm, nới biên độ tỷ giá và tăng giá bán USD cho các nhà băng thương mại. Cụ thể, tỷ giá trung tâm đã có bước điều chỉnh nhanh và mạnh trong tháng 10, tăng 1,3% so với cuối tháng 9, cao hơn mức điều chỉnh 1,1% trong suốt 9 tháng đầu năm.
Trong tháng 10, giá bán USD của NHNN đã tăng tổng cộng 3 lần với tổng mức tăng là 1.170 đồng, cao hơn nhiều so với mức điều chỉnh 550 đồng trong 3 lần tăng trước đó.Còn trên thị trường tự do, tỷ giá tự do đã tăng thêm 3,8% trong tháng 10, tuy nhiên, khác với các giai đoạn trước đó, bước tăng tỷ giá tự do có phần chậm hơn và đều là phản ứng theo sau các quyết định điều chỉnh chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước.
“Lũy kế từ đầu năm đến nay, tiền đồng đã mất giá xấp xỉ 8,8% trên thị trường chính thức, diễn biến đang có xu hướng rơi vào kịch bản xấu mà VDSC kỳ vọng là mức mất giá 10% cho cả năm 2022”, - báo cáo mới cập nhật của Chứng khoán Rồng Việt bày tỏ.

NHNN ‘không còn lựa chọn nào khác’?

Đây là quan điểm của ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) kiêm Chủ tịch Jardine Matheson Việt Nam.
Theo đó, trao đổi với VnEconomy, bên lề hội thảo "Triển vọng Thị trường" do HSBC tổ chức, chuyên gia này cho biết, hai tuần gần đây, đà mất giá của VND ‘tăng khá nhanh’.
Tuy nhiên, ông Cany nhấn mạnh, VND vẫn là một đồng tiền mạnh. Nếu so sánh VND với nhiều loại tiền tệ khác thì VND thậm chí còn đang hoạt động tốt hơn, giữ giá tốt hơn. Chủ tịch EuroCham lưu ý, trước khi xung đột giữa Nga – Ukraina kết thúc và suy thoái kinh tế toàn cầu quay trở lại thì không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cho phép VND suy yếu hơn một chút”.
“Đây chỉ là tình trạng tạm thời. Trong trung hạn, VND sẽ mạnh mẽ quay trở lại do nền kinh tế đang có sự tăng trưởng tốt”, - ông Cany nói.
Như Sputnik đã thông tin, để hạn chế việc tỷ giá tăng mạnh, vừa qua Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nâng thêm 1% đối với một số loại lãi suất điều hành. Động thái này sẽ gây thiệt thòi cho một số doanh nghiệp Việt Nam vì nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam đang vay khá nhiều tiền từ ngân hàng. Tuy nhiên, theo Chủ tịch EuroCham, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không còn lựa chọn nào khác.
Đồng Việt Nam suy giảm kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp chính sách tiền tệ?
“Một lần nữa, tôi không chỉ trích Ngân hàng Nhà nước. Tôi nghĩ những gì Ngân hàng Nhà nước đang triển khai là điều đúng đắn. Thống đốc đã điều hành rất tốt. Ngân hàng Nhà nước không có lựa chọn nào khác”, - ông Alain Cany bày tỏ.
Thực tế, trong bối cảnh áp lực tỷ giá, lãi suất và lạm phát đè nặng, theo các chuyên gia, xu hướng găm giữ USD đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua bởi diễn biến VND giữ giá so với các đồng tiền khác.
Đồng thời, trạng thái tâm lý này sẽ tiếp tục tạo áp lực lên tỷ giá và các chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước cũng khó có thể có tác động lớn như trước đó. Mặc dù vậy, về dài hạn, yếu tố vĩ mô vẫn tăng trưởng dài hạn sẽ là bệ đỡ cho sức mạnh đồng tiền Việt Nam.
Thảo luận