https://kevesko.vn/20221019/viet-nam-co-the-thanh-toan-bang-dong-tien-khac-tranh-phu-thuoc-vao-do-la-my-18698798.html
Việt Nam có thể thanh toán bằng đồng tiền khác, tránh phụ thuộc vào đô la Mỹ?
Việt Nam có thể thanh toán bằng đồng tiền khác, tránh phụ thuộc vào đô la Mỹ?
Sputnik Việt Nam
Tỷ giá USD hôm nay 19/10 tại ngân hàng và trên thị trường tự do (‘chợ đen’) tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. 19.10.2022, Sputnik Việt Nam
2022-10-19T15:48+0700
2022-10-19T15:48+0700
2022-10-19T15:47+0700
việt nam
kinh tế
tiền tệ
chính sách tiền tệ
đồng dollar
hoa kỳ
quan hệ thương mại
xuất nhập khẩu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/04/17/10417245_0:100:2001:1225_1920x0_80_0_0_860b59d90117c68d8f7192315d2125f0.jpg
Bị cuốn vào ‘cuộc chiến tiền tệ’, đồng Việt Nam (VND) hiện vẫn đang yếu thế trước đồng bạc xanh của Mỹ dù vẫn là một trong những đồng tiền ít mất giá nhất trên thế giới hiện tại.Trong bối cảnh giá USD tăng cao, liên tục lập đỉnh khiến hàng loạt đồng tiền của các quốc gia khác lao dốc mạnh, đồng nội tệ của Việt Nam cũng khó tránh áp lực mất giá thời gian tới, nhiều chuyên gia khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt cần điều chỉnh lại thị trường xuất nhập khẩu, đồng thời, nên đa dạng hoá đồng tiền thanh toán linh động, để không bị ‘lỗ tỷ giá’.Tỷ giá USD tiếp tục tăng caoBàn về sức mạnh đồng bạc xanh của Mỹ, cần phải nhắc lại rằng, USD trước nay vẫn được xem đồng tiền mạnh vì vừa là đồng tiền thanh toán, lại vừa là đồng tiền dự trữ của các quốc gia.Dù vị thế đồng đô la Mỹ bị chao đảo không ít do nhiều yếu tố biến động, tuy nhiên, mọi diễn biến xung quanh đồng tiền này đều có tác động không nhỏ tới tiền tệ và kinh tế nhiều nước trên thế giới.Cũng vì vậy mà nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, Việt Nam nên xem xét đa dạng hoá đồng tiền thanh toán, tránh phụ thuộc vào biến động tỷ giá USD.Còn về biến động tỷ giá, ngày 19/10, tỷ giá đồng đô la Mỹ - USD trên thị trường liên ngân hàng và tự do tiếp tục tăng mạnh.Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.663 VND, tăng 26 đồng so với phiên trước và trống bên mua.Nhìn lại ngày hôm trước (18/10), tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD được Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng trong ở mức 23.637 đồng, tăng 51 đồng so với mức công bố trước. Với mức lên +/-5%, theo quy định tỷ giá sàn hôm nay là là 22.497 VND/USD, tỷ giá trần 24.846 VND/USD.Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại sáng nay tiếp tục tăng mạnh so với phiên ngày hôm qua. Điển hình, tại thời điểm giao dịch lúc 9h sáng nay theo giờ Hà Nội, ngân hàng Vietcombank niêm yết giá mua - bán USD ở mức 24.240 – 24.550 đồng/USD, tăng 90 đồng/USD chiều mua và tăng 320 đồng/USD chiều bán so với mức niêm yết trước.Ngân hàng BIDV sáng nay niêm yết giá mua - bán USD ở mức 23.935 – 24.575 đồng/USD, tăng mạnh 360 đồng/USD chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.Ở ngân hàng Eximbank, giá mua - bán USD được giao dịch ở mức 24.330 – 24.460 đồng/USD, tăng 130 đồng/USD chiều mua và tăng 120 đồng/USD chiều bán so với mức niêm yết trước.Trong khi đó ở Techcombank giá niêm yết mua - bán USD quanh mức mức 24.278 – 24.600 đồng/USD, tăng 100 đồng/USD chiều mua vào và chiều bán ra so với mức niêm yết trước.Trên thị trường tự do hay chợ đen, tỷ giá USD sáng nay tiếp tục tăng so với phiên trước, với mức tăng mạnh 112 đồng/USD chiều mua và tăng 122 đồng/USD chiều bán ra. Đồng USD giao dịch (mua - bán) ở quanh mức 24.662 – 24.722 đồng/USD trong sáng nay.Trên thị trường quốc tế, tỷ giá đồng bạc xanh vẫn đi ngang hoặc có xu hướng giảm trong giỏ thanh toán quốc tế. Chỉ số Dollar-Index đo lường sức mạnh đồng USD trong giỏ 6 đồng tiền chủ chốt lại đi xuống, nhưng mức giảm nhẹ chỉ 0,11% về mức 112.010 điểm.Lỗ tỷ giáTrong bối cảnh giá USD liên tục tăng cao gây nhiều hệ luỵ, không chỉ đồng Việt Nam mất giá, tiền tệ nhiều quốc gia trên thế giới thậm chí còn suy giảm mạnh hơn VND.Tuy nhiên, tình trạng doanh nghiệp Việt đang dần ‘ngấm đòn’ tỷ giá là có thật và đã được các chuyên gia cũng như đại diện doanh nghiệp xuất nhập khẩu thảo luận nhiều thời gian qua khi nguy cơ lỗ tỷ giá ngày càng hiện hữu. Cơ hội có nhưng thách thức cũng đan xen.Chẳng hạn, mới đây, ông Đoàn Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần May Nam Hà cho biết, việc đồng USD tiếp tục tăng giá so với VND giúp cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong các ngành như da giày, dệt may có thêm lợi thế trên thị trường.Ông Dũng dẫn chứng, chẳng hạn như đầu năm, tỷ giá giao dịch ở mức 22.600 VND/USD, khi doanh nghiệp xuất khẩu đạt doanh thu 1 triệu USD sẽ có 22,6 tỷ đồng, nhưng hiện tỷ giá neo ở mức hơn 24.500 VND/USD, doanh nghiệp Việt sẽ thu về 24,5 tỷ đồng, tăng thêm 2 tỷ đồng.Theo Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần May Nam Hà, với số tiền tăng thêm, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nguồn thu bổ sung để bù vào việc giá nguyên liệu tăng mạnh, đồng thời chi trả thêm tiền lương và duy trì các hoạt động khác trong điều kiện khó khăn.Tuy nhiên, cùng với đó, cũng có nhiều hạn chế khi xuất khẩu hàng Việt sang các thị trường khác liên quan đến nguy cơ lỗ tỷ giá.Theo phân tích của vị chuyên gia, nếu như xuất sang thị trường Mỹ, doanh nghiệp chỉ tăng được một chút nhờ chênh lệch tỷ giá, thì xuất sang thị trường châu Âu (EU), doanh nghiệp Việt Nam lại phải bù lại “gấp mấy lần”.Ở lĩnh vực khác, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay, giá USD tăng cao giúp các doanh nghiệp thủy sản được hưởng lợi, khi phần lớn các giao dịch hiện đều thanh toán bằng USD.Theo ông Hoè, trong 9 tháng đầu năm, Mỹ vẫn là thị trường chính của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.Tuy nhiên, Tổng Thư ký VASEP cũng lưu ý, hiện các doanh nghiệp thủy sản đang đối mặt cùng lúc 2 sức ép, đó là giảm giá xuất khẩu để cạnh tranh với sản phẩm nước khác, nhưng phải tăng giá thu mua nguyên liệu do nguồn cung thiếu.Nên đa dạng hoá đồng tiền thanh toán?Các doanh nghiệp nêu nguyện vọng, nếu được đa dạng hoá đồng tiền thanh toán kết hợp với đẩy mạnh mở rộng linh hoạt thị trường xuất nhập khẩu, sẽ phần nào tháo gỡ được các khó khăn, hạn chế.Các doanh nghiệp cho rằng, trong khi nước đều giảm giá mạnh đồng nội tệ nhằm hỗ trợ xuất khẩu, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa điều chỉnh biên độ tỷ giá giá giao ngay giữa VND với USD từ +/-3% lên +/-5% từ ngày 17/10 là ‘hoàn toàn đúng đắn’, điều này giúp các doanh nghiệp xuất khẩu “dễ thở” hơn.Tuy nhiên, việc tỷ giá biến động mạnh, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ chịu tác động trước tiên. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp đang vay USD và phải trả nợ trong thời điểm này sẽ chịu áp lực lớn. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp đã ghi nhận lỗ do chênh lệch tỷ giá là rất lớn.Trong đó có câu chuyên của Công ty Cổ phần Lộc Trời. Đại diện đơn vị này cho hay, trong 6 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp đã lỗ chênh lệch tỷ giá lên tới 42 tỷ đồng, gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.Hay như Công ty May Thành Công lỗ tỷ giá gần 29 tỷ đồng (gấp gần 3 lần so với cùng kỳ) năm trước.Bàn về vấn đề này, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia thông tin với Tiền phong cho rằng, trong bối cảnh thị trường hàng hóa và ngoại hối còn diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chú ý để đảm bảo ổn định dòng tiền thanh toán, chú ý đến tỷ giá hối đoái giữa VND và các đồng tiền thanh toán.Qua đó lựa chọn thị trường xuất khẩu, nhập khẩu và lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi.Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, doanh nghiệp nên đa dạng hóa các đồng tiền thanh toán quốc tế, tránh việc chỉ sử dụng đồng USD.Chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp có thể sử dụng các hợp đồng hoán đổi, hợp đồng mua bán kỳ hạn nhằm đảm bảo cho các hoạt động xuất nhập khẩu được ổn định và ứng phó được với bất cứ rủi ro thị trường nào.Nhiều chuyên gia cũng đồng tình với việc nâng giá trần - nới biên độ tỷ giá giao ngay vừa qua của Ngân hàng Nhà nước, cho rằng, biện pháp này tạ điều kiện cho ngân hàng có thêm ‘chiếc áo rộng hơn’ trong việc ấn định giá mua bán USD.Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn USD có thể thoải mái bán ra, giúp nguồn cung USD trong nước dồi dào hơn, giúp ổn định hơn thị trường ngoại hối.Dù ước tính, đến nay, đồng tiền Việt Nam đang mất giá khoảng 7% vì USD tăng giá quá mạnh, nhưng thực tế, VND hiện vẫn là một trong những đồng tiền mạnh và ít mất giá nhất so với nhiều tiền tệ khác trong khu vực và trên thế giới.Do đó, nếu giải được bài toán linh động đồng tiền thanh toán, tránh nguy cơ lỗ tỷ giá, sẽ giúp Việt Nam vừa hài hòa được lợi ích của nền kinh tế, lợi ích của doanh nghiệp xuất khẩu, nhà nhập khẩucũng như giới đầu tư nước ngoài tiếp tục rót tiền, đổ vốn làm ăn, kinh doanh lâu dài.
https://kevesko.vn/20221011/sau-su-kien-scb-ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam-tang-toc-bom-tien-dong-18491356.html
https://kevesko.vn/20221010/dong-viet-nam-mat-gia-tin-tuc-bat-giam-gia-xang-dau-bo-tai-chinh-len-tieng-18461711.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/04/17/10417245_116:0:1883:1325_1920x0_80_0_0_62778de0503e1c7b56284a68a0bdf4ac.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, tiền tệ, chính sách tiền tệ, đồng dollar, hoa kỳ, quan hệ thương mại, xuất nhập khẩu
việt nam, kinh tế, tiền tệ, chính sách tiền tệ, đồng dollar, hoa kỳ, quan hệ thương mại, xuất nhập khẩu
Bị cuốn vào ‘cuộc chiến tiền tệ’, đồng Việt Nam (VND) hiện vẫn đang yếu thế trước đồng bạc xanh của Mỹ dù vẫn là một trong những đồng tiền ít mất giá nhất trên thế giới hiện tại.
Trong bối cảnh giá USD tăng cao, liên tục lập đỉnh khiến hàng loạt đồng tiền của các quốc gia khác lao dốc mạnh, đồng nội tệ của Việt Nam cũng khó tránh áp lực mất giá thời gian tới, nhiều chuyên gia khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt cần điều chỉnh lại thị trường xuất nhập khẩu, đồng thời, nên đa dạng hoá đồng tiền thanh toán linh động, để không bị ‘lỗ tỷ giá’.
Tỷ giá USD tiếp tục tăng cao
Bàn về sức mạnh đồng bạc xanh của Mỹ, cần phải nhắc lại rằng, USD trước nay vẫn được xem đồng tiền mạnh vì vừa là đồng tiền thanh toán, lại vừa là đồng tiền dự trữ của các quốc gia.
Dù vị thế đồng đô la Mỹ bị chao đảo không ít do nhiều yếu tố biến động, tuy nhiên, mọi diễn biến xung quanh đồng tiền này đều có tác động không nhỏ tới tiền tệ và kinh tế nhiều nước trên thế giới.
Cũng vì vậy mà nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, Việt Nam nên xem xét đa dạng hoá đồng tiền thanh toán,
tránh phụ thuộc vào biến động tỷ giá USD.
Còn về biến động tỷ giá, ngày 19/10, tỷ giá đồng đô la Mỹ - USD trên thị trường liên ngân hàng và tự do tiếp tục tăng mạnh.
Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.663 VND, tăng 26 đồng so với phiên trước và trống bên mua.
Nhìn lại ngày hôm trước (18/10), tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD được Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng trong ở mức 23.637 đồng, tăng 51 đồng so với mức công bố trước. Với mức lên +/-5%, theo quy định tỷ giá sàn hôm nay là là 22.497 VND/USD, tỷ giá trần 24.846 VND/USD.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại sáng nay tiếp tục tăng mạnh so với phiên ngày hôm qua. Điển hình, tại thời điểm giao dịch lúc 9h sáng nay theo giờ Hà Nội, ngân hàng Vietcombank niêm yết giá mua - bán USD ở mức 24.240 – 24.550 đồng/USD, tăng 90 đồng/USD chiều mua và tăng 320 đồng/USD chiều bán so với mức niêm yết trước.
Ngân hàng BIDV sáng nay niêm yết giá mua - bán USD ở mức 23.935 – 24.575 đồng/USD, tăng mạnh 360 đồng/USD chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.
Ở ngân hàng Eximbank, giá mua - bán USD được giao dịch ở mức 24.330 – 24.460 đồng/USD, tăng 130 đồng/USD chiều mua và tăng 120 đồng/USD chiều bán so với mức niêm yết trước.
Trong khi đó ở Techcombank giá niêm yết mua -
bán USD quanh mức mức 24.278 – 24.600 đồng/USD, tăng 100 đồng/USD chiều mua vào và chiều bán ra so với mức niêm yết trước.
Trên thị trường tự do hay chợ đen, tỷ giá USD sáng nay tiếp tục tăng so với phiên trước, với mức tăng mạnh 112 đồng/USD chiều mua và tăng 122 đồng/USD chiều bán ra. Đồng USD giao dịch (mua - bán) ở quanh mức 24.662 – 24.722 đồng/USD trong sáng nay.
Trên thị trường quốc tế, tỷ giá đồng bạc xanh vẫn đi ngang hoặc có xu hướng giảm trong giỏ thanh toán quốc tế. Chỉ số Dollar-Index đo lường sức mạnh đồng USD trong giỏ 6 đồng tiền chủ chốt lại đi xuống, nhưng mức giảm nhẹ chỉ 0,11% về mức 112.010 điểm.
11 Tháng Mười 2022, 21:29
Trong bối cảnh giá USD liên tục tăng cao gây nhiều hệ luỵ, không chỉ đồng Việt Nam mất giá, tiền tệ nhiều quốc gia trên thế giới thậm chí còn suy giảm mạnh hơn VND.
Tuy nhiên, tình trạng doanh nghiệp Việt đang dần ‘ngấm đòn’ tỷ giá là có thật và đã được các chuyên gia cũng như đại diện doanh nghiệp xuất nhập khẩu thảo luận nhiều thời gian qua khi nguy cơ lỗ tỷ giá ngày càng hiện hữu. Cơ hội có nhưng thách thức cũng đan xen.
Chẳng hạn, mới đây, ông Đoàn Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần May Nam Hà cho biết, việc đồng USD tiếp tục tăng giá so với VND giúp cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong các ngành như da giày, dệt may có thêm lợi thế trên thị trường.
Ông Dũng dẫn chứng, chẳng hạn như đầu năm, tỷ giá giao dịch ở mức 22.600 VND/USD, khi doanh nghiệp xuất khẩu đạt doanh thu 1 triệu USD sẽ có 22,6 tỷ đồng, nhưng hiện tỷ giá neo ở mức hơn 24.500 VND/USD, doanh nghiệp Việt sẽ thu về 24,5 tỷ đồng, tăng thêm 2 tỷ đồng.
Theo Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần May Nam Hà, với số tiền tăng thêm, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nguồn thu bổ sung để bù vào việc giá nguyên liệu tăng mạnh, đồng thời chi trả thêm tiền lương và duy trì các hoạt động khác trong điều kiện khó khăn.
Tuy nhiên, cùng với đó, cũng có nhiều hạn chế khi xuất khẩu hàng Việt sang các thị trường khác liên quan đến nguy cơ lỗ tỷ giá.
“Hiện các nhà nhập khẩu hàng dệt may có xu hướng lựa chọn những doanh nghiệp từ Trung Quốc, Ấn Độ do cung cấp giá rẻ hơn. Đặc biệt, đồng EUR và bảng Anh mất giá mạnh nên doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Âu rất chật vật”, ông Dũng nói.
Theo phân tích của vị chuyên gia, nếu như xuất sang thị trường Mỹ, doanh nghiệp chỉ tăng được một chút nhờ chênh lệch tỷ giá, thì xuất sang thị trường châu Âu (EU), doanh nghiệp Việt Nam lại phải bù lại “gấp mấy lần”.
“Trong những ngày này, chúng tôi rất đau đầu, phải tính toán kỹ để cân đối lại bài toán thị trường”, ông Dũng trăn trở về vấn đề ‘lỗ tỷ giá’.
Ở lĩnh vực khác, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay, giá USD tăng cao giúp các doanh nghiệp thủy sản được hưởng lợi, khi phần lớn các giao dịch hiện đều thanh toán bằng USD.
Theo ông Hoè, trong 9 tháng đầu năm, Mỹ vẫn là thị trường chính của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Tuy nhiên, Tổng Thư ký VASEP cũng lưu ý, hiện các doanh nghiệp thủy sản đang đối mặt cùng lúc 2 sức ép, đó là giảm giá xuất khẩu để cạnh tranh với sản phẩm nước khác, nhưng phải tăng giá thu mua nguyên liệu do nguồn cung thiếu.
“Giá USD tăng cao khiến doanh nghiệp phải trả thêm một khoản khi nhập nguyên liệu, vì thế giá thành thủy sản của Việt Nam leo thang. Hiện, sức mua của người tiêu dùng tại những thị trường tiêu thụ lớn đã giảm đáng kể nên trong những tháng cuối năm, ngành thủy sản gặp rất nhiều khó khăn và dự báo sẽ giảm nhiệt”, lãnh đạo VASEP khẳng định.
Nên đa dạng hoá đồng tiền thanh toán?
Các doanh nghiệp nêu nguyện vọng, nếu được đa dạng hoá đồng tiền thanh toán kết hợp với đẩy mạnh mở rộng linh hoạt
thị trường xuất nhập khẩu, sẽ phần nào tháo gỡ được các khó khăn, hạn chế.
Các doanh nghiệp cho rằng, trong khi nước đều giảm giá mạnh đồng nội tệ nhằm hỗ trợ xuất khẩu, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa điều chỉnh biên độ tỷ giá giá giao ngay giữa VND với USD từ +/-3% lên +/-5% từ ngày 17/10 là ‘hoàn toàn đúng đắn’, điều này giúp các doanh nghiệp xuất khẩu “dễ thở” hơn.
Tuy nhiên, việc tỷ giá biến động mạnh, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ chịu tác động trước tiên. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp đang vay USD và phải trả nợ trong thời điểm này sẽ chịu áp lực lớn. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp đã ghi nhận lỗ do chênh lệch tỷ giá là rất lớn.
Trong đó có câu chuyên của Công ty Cổ phần Lộc Trời. Đại diện đơn vị này cho hay, trong 6 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp đã lỗ chênh lệch tỷ giá lên tới 42 tỷ đồng, gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Hay như Công ty May Thành Công lỗ tỷ giá gần 29 tỷ đồng (gấp gần 3 lần so với cùng kỳ) năm trước.
Bàn về vấn đề này, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia thông tin với Tiền phong cho rằng, trong bối cảnh thị trường hàng hóa và ngoại hối còn diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chú ý để đảm bảo ổn định dòng tiền thanh toán, chú ý đến tỷ giá hối đoái giữa VND và các đồng tiền thanh toán.
Qua đó lựa chọn thị trường xuất khẩu, nhập khẩu và lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, doanh nghiệp nên đa dạng hóa các đồng tiền thanh toán quốc tế, tránh việc chỉ sử dụng đồng USD.
“Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lớn, cần lựa chọn những ngân hàng có khả năng tài trợ thương mại tốt, cung cấp các dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái đơn giản, thuận lợi”, ông Nghĩa lưu ý.
Chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp có thể sử dụng các hợp đồng hoán đổi, hợp đồng mua bán kỳ hạn nhằm đảm bảo cho các hoạt động xuất nhập khẩu được ổn định và ứng phó được với bất cứ rủi ro thị trường nào.
Nhiều chuyên gia cũng đồng tình với việc nâng giá trần - nới biên độ tỷ giá giao ngay vừa qua của Ngân hàng Nhà nước, cho rằng, biện pháp này tạ điều kiện cho ngân hàng có thêm ‘chiếc áo rộng hơn’ trong
việc ấn định giá mua bán USD.
10 Tháng Mười 2022, 18:40
Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn USD có thể thoải mái bán ra, giúp nguồn cung USD trong nước dồi dào hơn, giúp ổn định hơn thị trường ngoại hối.
Dù ước tính, đến nay, đồng tiền Việt Nam đang mất giá khoảng 7% vì USD tăng giá quá mạnh, nhưng thực tế, VND hiện vẫn là một trong những đồng tiền mạnh và ít mất giá nhất so với nhiều tiền tệ khác trong khu vực và trên thế giới.
Do đó, nếu giải được bài toán linh động đồng tiền thanh toán, tránh nguy cơ lỗ tỷ giá, sẽ giúp Việt Nam vừa hài hòa được lợi ích của nền kinh tế, lợi ích của doanh nghiệp xuất khẩu, nhà nhập khẩucũng như giới đầu tư nước ngoài tiếp tục rót tiền, đổ vốn làm ăn, kinh doanh lâu dài.