Fitch Ratings: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ còn dưới 100 tỷ USD

Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings công bố đánh giá về triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam.
Sputnik
Có thể thấy, việc xếp hạng triển vọng Việt Nam ở mức ‘BB’ – Tích cực, phản ánh khả năng phục hồi kinh tế vượt trội, nỗ lực duy trì tăng trưởng kinh tế vĩ mô, ổn định lạm phát của đất nước.
Tuy nhiên, Fitch cũng cảnh báo Việt Nam cần thận trọng với những rủi ro bên ngoài, đặc biệt là biến động tỷ giá khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện đã giảm xuống dưới mốc 100 tỷ USD.

FitchRatings: Việt Nam có triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ

Hôm 28 tháng 10, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam.
Theo đó, với kết quả xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn (LT IDR), Fitch Ratings xếp hạng Việt Nam ở mức 'BB' và khẳng định “Triển vọng Tích cực”.
Như đã biết, Fitch Ratings, có trụ sở tại New York và London, hiện là một trong 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn và uy tín nhất trên thế giới, được công nhận bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC).
Fitch Ratings cũng đã có hơn 100 năm kinh nghiệm trong việc đánh giá và cung cấp xếp hạng tín nhiệm cho các quốc gia, doanh nghiệp, và nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Kinh tế Việt Nam: Còn quá sớm để khẳng định về cuộc đại suy thoái
Trong báo cáo mới công bố, Fitch Ratings đánh giá tăng trưởng GDP tích cực của nền kinh tế Việt Nam phản ánh triển vọng tăng trưởng trung hạn mạnh mẽ, nợ chính phủ thấp hơn so với các nước cùng xếp hạngvà hồ sơ nợ nước ngoài thuận lợi.
“Chúng tôi kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,4% vào năm 2022, được thúc đẩy bởi đà phục hồi mạnh mẽ của lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ cùng với hiệu ứng cơ bản tốt”, - Fitch nhận định.
Thêm vào đó, vốn FDI đổ vào Việt Nam cao, nhất là đối với các lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng mạnh mẽ của quốc gia Đông Nam Á này trong trung hạn.
“Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ tiếp tục là nhân tố thúc đẩy mức tăng trưởng trung và dài hạn mạnh mẽ của Việt Nam”, - Fitch nêu rõ.

Nền kinh tế dễ bị tổn thương

Tuy khen ngợi đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam, nhưng Fitch cảnh báo, rủi ro suy giảm vẫn còn.
“Rủi ro” ở đây, theo Fitch, liên quan đến tác động kinh tế từ tình hình ở Ukraina và các điều kiện cho vay toàn cầu bị thắt chặt hơn.
“Chúng tôi dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể sẽ chậm lại, xuống còn 6,2% vào năm 2023”, - Fitch lưu ý.
Việt Nam đã là nền kinh tế lớn thứ 40 thế giới
Hãng xếp hạng này cũng đánh giá, Việt Nam dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài.
“Mức độ mở cửa thương mại cao của Việt Nam khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương bởi các cú sốc bên ngoài”, - Fitch nói.
Tuy nhiên, hãng xếp hạng kỳ vọng động lực xuất khẩu sẽ tiếp tục hoạt động tốt trong trung hạn, được hưởng lợi từ khả năng cạnh tranh về chi phí của Việt Nam, làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc cũng như việc thực hiện các hiệp định thương mại quan trọng mà quốc gia này là thành viên.
9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu tăng 17% so với cùng kỳ, chỉ giảm nhẹ 1% sovới mức tăng 18% cùng kỳ hồi năm ngoái. Điều này cho thấy tâm thế vững vàng của Việt Nam.

Dự trữ ngoại hối Việt Nam đã giảm xuống dưới 100 tỷ USD

Fitch cũng lưu ý đến tính linh hoạt (biên độ) tỷ giá hối đoái được dự báo sẽ lớn hơn.
Theo Fitch, căn cứ vào diễn biến vừa qua, tỷ giá hối đoái của Việt Nam đã giảm 7,3% so với đồng đô la Mỹ, một phần bị ảnh hưởng bởi đà tăng giá chung của đồng bạc xanh trên toàn cầu.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt hơn khi nới biên độ giao dịch từ +/- 3% lên quanh mức +/- 5%.

“Chúng tôi cho rằng tỷ giá VND/USD sẽ tiếp tục chịu áp lực do đồng đô la Mỹ tiếp tục mạnh lên và nhiều khả năng NHNN sẽ can thiệp tỷ giá trong trường hợp thị trường tiền tệ biến động quá mức”, - Fitch nhận định.

Phương Tây không thổi phồng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Một yếu tố đáng chú ý nữa, theo Fitch cảnh báo, Việt Nam đã giảm dự trữ ngoại hối. Đồng USD mạnh đã dẫn đến sự mất giá đáng kể của VND theo diễn biến tỷ giá hối đoái.

“Theo số liệu chính thức, Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp vào thị trường ngoại hối, khiến dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm xuống dưới 100 tỷ USD, sau khi tăng lên mức kỷ lục 109,8 tỷ USD vào cuối năm 2021”, - Fitch lưu ý.

Trong khi đó, theo cơ sở dữ liệu của hãng, Fitch ước tính ​​phạm vi dự phòng của các khoản thanh toán bên ngoài hiện tại của Việt Nam trung bình khoảng 2,7 tháng trong giai đoạn 2022-2024.
Trên thực tế, đối với Việt Nam, nhiều chuyên gia cũng lưu ý rằng, gần như sẽ không có bất kỳ cú sốc nào trên thị trường có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính. Dự trữ ngoại hối ở mức 12 tuần nhập khẩu đã được đánh giá là đảm bảo theo thông lệ quốc tế, đủ sức chống đỡ các cú sốc ngắn hạn.
Thêm vào đó, điểm sáng là hồ sơ nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn thuận lợi do các chủ nợ chủ yếu là song phương và đa phương.
Vì sao Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài “quan tâm đặc biệt”?
Ngoài ra, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường trái phiếu chính phủ bằng nội tệ ở mức thấp tối thiểu, 0,7% cổ phiếu vào cuối năm 2021.

Lạm phát ngược của Việt Nam

Việt Nam nổi lên như một trong những quốc gia duy trì được mức lạm phát thấp trong bối cảnh xu hướng gia tăng toàn cầu hiện nay.
Fitch lưu ýáp lực lạm phát đang gia tăng, với lạm phát trung bình là 2,7% trong 9 tháng đầu năm 2022, cao hơn mức 1,8% trong cùng kỳ năm ngoái, mặc dù vẫn thấp hơn mức mục tiêu 4% của NHNN.
Không bất ngờ khi Việt Nam vào top 7 ‘kỳ quan kinh tế thế giới’
Điều này theo Fitch có liên quan đến việc giá cả hàng hóa tăng cao trong năm nay – dù xu hướng giảm dần sẽ được ghi nhận từ năm sau trở đi khi diễn biến tỷ giá hối đoái hạ nhiệt và thâm hụt tài khóa được giải quyết.
Fitch dự báo lạm phát của Việt Nam có thể sẽ vượt mục tiêu của NHNN năm 2022 ở mức trung bình là 4,3% và duy trì ở mức khoảng 4% vào các năm 2023 và 2024. Dù Fitch không dự báo NHNN sẽ có thêm đợt tăng lãi suất nữa trước cuối năm nay, nhưng cho rằng lãi suất cơ bản có thể tăng thêm vào năm tới.

Nợ công được Việt Nam kiểm soát chặt chẽ

Nợ chính phủ dưới mức trung bình 'BB'. Tổ chức xếp hạng này dự báo tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP của Việt Nam sẽ tăng lên 41,3% vào năm 2022, từ khoảng 39% vào năm 2021, nhưng mức này vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình 'BB'.
Trong báo cáo vừa qua của Bộ Tài chính, như Sputnik đã thông tin, Chính phủ cho biết, tổng trả nợ của Chính phủ năm 2022 ước khoảng 324.583 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp khoảng 294.300 tỷ đồng, đạt 98% dự toán; trả nợ vay nước ngoài về cho vay lại ước khoảng 30.283 tỷ đồng. Nghĩa vụ trả nợ các khoản vay trong nước chiếm trên 82% tổng nghĩa vụ trả nợ ngân sách Trung ương. Chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ trực tiếp Chính phủ năm nay so với thu ngân sách khoảng 18-19%, dưới mức trần 25% Quốc hội cho phép.
Năm nay ngân sách địa phương vay khoảng 19.184 tỷ đồng, tổng trả nợ gốc khoảng 3.309 tỷ đồng; trả nợ lãi, phí khoảng 1.818 tỷ đồng. Dự kiến bội chi ngân sách địa phương năm nay khoảng 15.875 tỷ đồng, giảm 9.125 tỷ so với dự toán Quốc hội quyết định.
‘Việt Nam đã từng sợ hãi và lúng túng’: Phía sau con số GDP cao bất ngờ
Về vay nước ngoài của Quốc gia so với GDP năm nay khoảng 40-41% GDP, trong mức trần nợ nước ngoài của quốc gia 50% GDP được Quốc hội phê duyệt. Về trả nợ nước ngoài của quốc gia, dự kiến ở mức 6-7% (tính trên cơ sở kim ngạch xuất khẩu 368 tỷ USD), trong giới Hàn Quốc hội cho phép (25%).
Chính phủ khẳng định các chỉ tiêu an toàn nợ công tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ trong giới hạn được Quốc hội quyết định, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và góp phần củng cố tính bền vững của chính sách tài khóa tạo dư địa dự phòng để có thể chủ động ứng phó với rủi ro vĩ mô.
Theo đó, nợ công năm 2022 ước thực hiện 43-44% GDP; nợ Chính phủ 40-41% GDP; nợ nước ngoài của quốc gia 40-41% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp Chính phủ 18-19% thu ngân sách nhà nước và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài quốc gia 6-7% kim ngạch xuất khẩu (368 tỷ USD).
Trong báo cáo vừa qua, Fitch ước tính GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt mức 3.720 USD chốt tại thời điểm cuối năm 2021.
Thảo luận