Phương Tây không thổi phồng tăng trưởng kinh tế Việt Nam

© Depositphotos.com / Nguyenkhanhvukhoa@gmail.comToàn cảnh thành phố Hồ Chí Minh lúc hoàng hôn
Toàn cảnh thành phố Hồ Chí Minh lúc hoàng hôn - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2022
Đăng ký
Các định chế tài chính và tổ chức xếp hạng tín nhiệm phương Tây không thổi phồng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, ít nhất vì chính danh dự và uy tín của họ.
Từ Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Moody’s, Fitch, S&P đều là những tổ chức hàng đầu thế giới và họ có cơ sở của riêng mình để đưa ra những đánh giá lạc quan về triển trọng kinh tế tươi sáng Việt Nam trong khi bức tranh toàn cầu đầy ảm đạm.
Ngân hàng UOB hay Standard Chartered cũng tương tự. Standard Chartered đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam lên 7,5%. Đặc biệt, mức dự báo này được đưa ra sau khi Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tăng trưởng GDP trong quý 3/2022 của Việt Nam đạt tới 13,7%, vượt mong đợi.

Standard Chartered nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong thông cáo mới nhất, ngân hàng Standard Chartered cho biết đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 6,7% lên 7,5% cho năm 2022 sau khi mức tăng trưởng trong quý 3 đạt 13,7%.
Triển vọng năm 2023, Việt Nam có thể đạt tăng trưởng từ 7% lên 7,2% cho năm 2023.
Trong dự báo mới phát đi, Standard Chartered cũng cho rằng, tăng trưởng GDP của quý 4 năm nay dự kiến sẽ đạt 4%.
Standard Chartered dự báo lạm phát của quý 4 sẽ tăng lên 5% và hạ dự báo lạm phát cả năm từ 4,2% xuống 3,3%.
“Lạm phát hiện vẫn trong tầm kiểm soát, áp lực giá cả dự kiến sẽ mạnh lên trong những tháng còn lại của năm 2022 và trong năm 2023”, Standard Chartered cho biết.
Theo ngân hàng này, bên cạnh các yếu tố từ phía nguồn cung, áp lực từ phía nguồn cầu cũng ngày càng gia tăng.
68 năm Giải phóng Thủ đô: Hạ tầng giao thông Hà Nội ngày càng phát triển đồng bộ và hiện đại - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2022
Dự báo ‘tiên tri’ ở Trung Quốc về quy mô GDP 400 tỷ USD của Việt Nam sắp thành sự thật
Theo ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo lạm phát tại Việt Nam sẽ tăng dần trong năm sau và đạt 6% vào cuối năm, mức lạm phát trung bình của cả năm 2023 sẽ đạt 5,5%.
Đồng thời, ông Tim Leelahaphan cũng nhấn mạnh, lạm phát là một mối đe dọa đối với quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam.

VND suy giảm, NHNN sẽ cảnh giác rủi ro lạm phát và bất ổn tài chính

Về chính sách tiền tệ, nhóm nghiên cứu của Standard Chartered cho rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Standard Chartered cũng cho rằng, Ngân hàng Trung ương của Việt Nam sẽ thực hiện nâng lãi suất tái cấp vốn thêm 2 lần, mỗi lần 0,5 điểm phần trăm vào quý 4 năm 2022 và quý 1 năm 2023, đưa mức lãi suất tái cấp vốn lên 6% sau khi đã nâng lãi suất thêm 1 điểm phần trăm lên 5% vào ngày 22 tháng 9 vừa qua.
Đây là bước đi hợp lý của Ngân hàng Nhà nước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, đồng bạc xanh USD tăng giá kỷ lục và đà giảm của VND là khó tránh.
Theo Standard Chartered, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ tăng lãi suất mạnh tay hơn nếu lạm phát tiếp tục gia tăng và tiền Đồng (VND) giảm giá mạnh hơn dự báo khi Fed vẫn tiếp tục duy trì cách tiếp cận khá diều hâu.
“Chúng tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục cảnh giác với các rủi ro về lạm phát và bất ổn tài chính, bên cạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi từ đại dịch Covid-19”, ông Tim Leelahaphan nêu rõ.
Các chuyên gia của Standard Chartered cũng cho rằng, VND có thể phải đối mặt với nhiều thách thức trong ngắn hạn. Điển hình như việc Fed duy trì cách tiếp cận diều hâu, đồng USD mạnh, giá cả hàng hóa tăng cao và nhu cầu bên ngoài suy giảm.
“VND tiếp tục là một đồng tiền mạnh so với các quốc gia đang nổi tại châu Á mặc dù đã có sự giảm giá trong thời gian gần đây”, Standard Chartered khẳng định.
Trong thông cáo mới phát đi, Standard Chartered dự báo tốc độ giảm giá của VND sẽ chậm lại trong những tháng tới.
Tỷ giá USD/CNY và USD/VND vẫn có sự tương quan chặt chẽ với nhau. Khi tỷ giá USD/CNY đạt đỉnh cũng có thể là lúc tỷ giá USD/VND đạt đỉnh.
Ngân hàng này dự báo tỷ giá USD/VND sẽ đạt 24.200 vào cuối năm 2022 và 24.000 vào cuối quý 1 năm 2023, sau đó giảm về mức 23.400 vào cuối năm 2023.

Phương Tây không thổi phồng tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Như Sputnik đã thông tin, số liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 13,67% so với cùng kỳ. Tăng trưởng 3 quý đầu năm đạt 8,83%, cao hơn đáng kể so với mức tăng 6,2% đạt được trong 2 quý đầu năm.
Điều này có nghĩa là, các dự báo chính thức của hầu hết định chế tài chính, tổ chức xếp hạng quốc tế khắp hành tinh như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Moody’s, Fitch, S&P ít nhiều đều phải dựa trên số liệu thống kê chính thống từ cơ quan Nhà nước của Việt Nam, chưa kể đến uy tín của các bên. Do đó, có cơ sở để nhận định rằng, phương Tây không thổi phồng mức tăng trưởng kinh tế kỳ tích của Việt Nam.
Trước mốc GDP năm 2022 7,5% của Standard Chartered, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Báo cáo Triển vọng kinh tế châu Á của Quỹ Tiền tệ quốc tế công bố ngày 11/10 dự báo tăng trưởng GDP thực của Việt Nam đạt 7%, đứng đầu nhóm ASEAN-5.
Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2022
Đã rõ thời điểm Việt Nam sẽ lọt top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới?
Đáng chú ý, trong khi IMF cho rằng, có đến 1/3 nền kinh tế thế giới sẽ suy giảm, đặc biệt là việc 3 nền kinh tế lớn nhất là Mỹ, Trung Quốc và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tiếp tục đình trệ thì mức tăng trưởng 7% của Việt Nam có thể coi là kỳ tích.
Hay như Ngân hàng Thế giới (WB) dù vẫn giữ thái độ thận trọng và đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 7,5% xuống còn 7,2% trong 2022, dù vậy, World Bank cũng nhấn mạnh rằng, đây vẫn là mức cao và Việt Nam thực sự trở thành điểm sáng cho bức tranh ảm đạm của xu hướng suy thoái toàn cầu. Việt Nam tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu quốc nội phục hồi mạnh và hoạt động chế biến, chế tạo theo định hướng xuất khẩu vẫn vững chắc, đó là cơ sở để WB tin rằng, Việt Nam vẫn có thể tăng trưởng trên 7% cho năm nay.
Vừa qua, Ngân hàng UOB đã nâng mức dự báo tăng trưởng cả năm 2022 của Việt Nam lên 8,2%, cao hơn đáng kể so với mức dự báo 7% được đưa ra trước đó nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của ngành sản xuất và dịch vụ kể từ khi Việt Nam mở cửa trở lại.
Lạc quan hơn cả UOB, tổ chức xếp hạng uy tín Moody’s thậm chí dự báo Việt Nam tăng trưởng 8,5% trong năm 2022. Hồi tháng 9, Moody’s đã nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam lên Ba2 và Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là một trong bốn quốc gia trên toàn thế giới, được Moody's nâng bậc tín nhiệm kể từ đầu năm đến nay.
Việc Moody's nâng hạng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên mức Ba2 phản ánh đánh giá của tổ chức này về sức mạnh kinh tế ngày càng được tăng cường và khả năng chống chịu trước các cú sốc vĩ mô bên ngoài được ghi nhận là tốt hơn so với các nước cùng mức xếp hạng.

‘Không phải con số ngẫu nhiên’

Phía sau con số tăng trưởng đột biến của kinh tế Việt Nam, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương, đó không phải sự ngẫu nhiên.
“Kết quả tăng trưởng trong quý 3 năm nay với con số 13,67% không phải con số ngẫu nhiên mà là sự tăng trưởng thực chất của nền kinh tế do nền kinh tế của chúng ta đang phục hồi”, Thứ trưởng Phương nói tại cuộc toạ đàm “Nghị quyết 128/NQ-CP – Chuyển hướng chiến lược, ý nghĩa quyết định” hôm 5/10 vừa qua như Sputnik đưa tin.
Trước đó, cũng theo Bộ KH&ĐT, nếu không có gì bất ổn, GDP 2022 sẽ tăng trưởng từ 7,5%-8,5%.
Cụ thể, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đưa ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Theo đó, nếu tăng trưởng thấp do gặp nhiều khó khăn thì trong năm 2022, tăng trưởng GDP có thể khoảng 7,5%.
Còn nếu trong bối cảnh mọi thứ diễn biến như hiện nay, không có đột biến bất lợi với nền kinh tế Việt Nam từ bên ngoài thì dự báo GDP tăng trưởng khoảng 8%.
“Trong các báo cáo, Bộ KH&ĐT đã tham mưu để báo cáo xin ý kiến Trung ương cũng như xin ý kiến các cấp có thẩm quyền về các nhận định, đánh giá về bối cảnh tình hình cũng như về khả năng có thể đạt được kết quả năm 2022 thì chúng ta có thể đưa ra nhận định GDP tăng trưởng khoảng 8%”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала