‘Ngồi trên đống lửa’
“Bạn bè mình rất nhiều người đã đến Itaewon hôm đó nên mình đã rất sợ. Mình đã liên tục nhắn tin và gọi điện cho mọi người mình quen biết và lúc đó thực sự chỉ mong có sự hồi âm lại. Không ai lường trước được việc bản thân gặp nguy hiểm khi quyết định ra ngoài cùng tham gia lễ hội cả”.
“Rất nhiều người bạn ở Việt Nam cũng như những bạn ở Hàn khác cũng hỏi thăm mình. Giây phút nóng gan nóng ruột nhất là khi đọc thông báo về số người tử vong tăng lên, tụi mình gần như ngồi trong đống lửa và chỉ hy vọng bạn bè được an toàn”, Xuân Thảo nói với Sputnik.
“Đây là một chuyện khó có thể lường trước được, và mình nghĩ ở đâu cũng sẽ có những nguy hiểm, rủi ro rập rình chứ không chỉ có ở Hàn. Tuy nhiên, mình luôn hy vọng rằng sau việc này Chính phủ cũng có những biện pháp để phòng tránh những trường hợp như thế này trong những lễ hội tiếp theo, và cả việc người dân cũng phải nâng cao ý thức cũng như cách tự bảo vệ bản thân mình”, Xuân Thảo, du học sinh Việt Nam tại Seoul, Hàn Quốc chia sẻ với Sputnik.
Hiệu ứng tâm lý Domino
“Hành vi của một đám đông là tổ hợp của hành vi tất cả mọi người trong đám đông đó. Mỗi người đều có thể chọn hành xử hoặc di chuyển theo một hướng khác nhau. Điều này có thể dẫn đến việc mất kiểm soát. Chính vì vậy, việc có các lực lượng chức năng để ổn định tổ chức và kiểm soát đám đông là hết sức quan trọng”.
“Với góc độ tâm lý học trường học, việc nâng cao kĩ năng cho học sinh sinh viên về việc xử trí trong các đám đông cũng như các kĩ năng sinh tồn khác như bảo vệ bản thân trong các đám đông hỗn loạn hoặc sơ cứu, hô hấp nhân tạo cũng rất quan trọng”, chuyên gia nhấn mạnh.
Phục hồi tâm lý sau thảm kịch
“Sau mỗi thảm họa là một cuộc khủng hoảng tâm lý lớn của cả nạn nhân, gia đình nạn nhân và cả khu vực nơi thảm họa đó diễn ra. Cần có các chuyên viên tâm lý được đào tạo bài bản để giúp tham vấn tâm lý và giải quyết, chia sẻ các vấn đề về căng thẳng sau sang chấn (Post Trauma Stress Disorder) cho các gia đình nạn nhân”.
“Cha mẹ, nhà trường nên có các cuộc thảo luận nghiêm túc để các em hiểu những gì đang diễn ra, và hỗ trợ tâm lý kịp thời nếu những điều hỗn loạn đang diễn ra xung quanh khiến các em cảm thấy ngơ ngác, sốc hoặc lo lắng”, chuyên gia trên nhấn mạnh.