“Mối lo ngại của châu Âu về an ninh năng lượng của chính họ đang gây ra tình trạng nghèo năng lượng ở các nước đang phát triển”, - Sol Kavonich, nhà phân tích tại Credit Suisse Group AG, cho biết.
Theo ông, Brussels lấy đi nguyên liệu thô từ các nước khác, dẫn đến việc tăng giá đáng kể. Bài báo cho biết, điều này làm giảm cơ hội tổ chức cung cấp dài hạn cho các vùng nghèo.
Bị cạn kiệt nguồn cung khí đốt của Nga, Liên minh châu Âu hướng tới thị trường tiền mặt, nơi nhiên liệu không chiết khấu được chào bán ngắn hạn. Các nhà giao dịch cho biết, giá đang tăng nhanh và một số người bán đang chuyển năng lượng đến Nam Á đã đơn giản hủy các đơn đặt hàng đã lên kế hoạch từ lâu để chuyển sang những nơi khác có khả năng thanh toán tốt hơn.
Như đã lưu ý trong ấn phẩm, sự thiếu hụt khí đốt và dầu mỏ khiến thế giới đang phát triển xích lại gần Nga hơn. Matxcơva rất vui khi được cung cấp nhiên liệu cho Pakistan, Ấn Độ và các quốc gia khác mà phương Tây đã buộc phải rút khỏi thị trường.
Các biện pháp trừng phạt chống Nga
Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Matxcơva.
Các nước thuộc Liên minh Châu Âu xem xét phương án từ bỏ dầu mỏ và khí đốt của Nga. Nhiều quốc gia tuyên bố đóng băng tài sản của Nga và kêu gọi từ bỏ năng lượng Nga. Tất cả những điều này đã trở thành vấn đề đối với Mỹ và châu Âu, khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng mạnh.