Nga và Trung Quốc mua vét vàng vì mất niềm tin vào Mỹ

Vai trò thống trị tiền tệ của Mỹ và các biện pháp cứng rắn của Washington nhằm bảo toàn vai trò đó đang buộc một số quốc gia, bao gồm cả Nga và Trung Quốc, phải gia tăng lượng dự trữ vàng; tình trạng này có thể so sánh với việc chuẩn bị để đối phó với "ngày tận thế zombie" (zombie apocalypse).
Sputnik
Đây là ý kiến của tác giả David Fickling trong bài viết trên chuyên mục của Bloomberg.
Theo Hội đồng Vàng thế giới (WGC), ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã mua vào 400 tấn vàng trong tháng 9, tương đương với mức mua thông thường trong cả năm, tác giả lưu ý. Theo ông, điều này giống với hành vi của con người trước “ngày tận thế zombie”.
“Hãy chất đầy boong ke đồ hộp, súng ống và kiếm thêm thật nhiều vàng miếng”, - tác giả Fickling nhận xét.
Luồng suy nghĩ này đồng điệu với nhóm người được gọi là những "Con bọ vàng", những người ủng hộ chế độ bản vị vàng, nó không khác mấy với những gì đang diễn ra trên thị trường kim loại quý hiện nay - nơi "có cả những quốc gia đang chỉ huy” cuộc diễu hành, tác giả giải thích.
Vàng đang mất sức hấp dẫn. Tại sao các ngân hàng Nga bán tháo kim loại quý này

"Vàng miếng có lợi thế quan trọng: không giống như trái phiếu, chúng không ràng buộc bạn với một đối tác giao kết không đáng tin cậy", tác giả nhắc nhở. Ví dụ, (việc mua) nợ công của Mỹ từng được coi là khoản đầu tư "thực sự không có rủi ro", nhưng lệnh trừng phạt đã đóng băng nguồn dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga, và EU đang xem xét chuyển các khoản tiền này cho Ukraina. “Trong một thế giới mà bạn không thể tin tưởng bất cứ ai, việc tự trải cho mình tấm đệm rơm vàng rất có ý nghĩa”, - nhà báo chuyên mục nhấn mạnh.

Theo ông về vấn đề này việc Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập mua vàng vào chính là một tín hiệu chỉ dấu, đặc biệt khi cả hai nước đều là đồng minh của Mỹ. Trong thập niên vừa qua quan hệ của những nước này với Washington đã xấu đi đáng kể, sự phát triển hơn nữa mối quan hệ quốc tế này "gây tranh cãi hơn bao giờ hết", và trong tình hình đó, việc không gắn liền tài sản dự trữ của ngân hàng trung ương với một quốc gia duy nhất nào đó là hợp logic.
"Ngoại trừ châu Âu, nơi đã ngừng mua kim loại quý quy mô lớn từ vài chục năm trước, hiện nay trong số những đấu thủ lớn trên thị trường này có thêm tất cả những nước mà mối dây liên hệ của họ với Mỹ đang lỏng đi từng ngày: Trung Quốc, Nga và Ả Rập Saudi", - tác giả viết.
Chuyên gia Trung Quốc đánh giá cách Nga giáng đòn vào đồng USD
Vai trò của đồng USD với tư cách là phương tiện trao đổi chính toàn cầu vẫn là điều hiển nhiên không thể chối cãi, nhưng tỷ trọng của nó trong tài sản dự trữ của các ngân hàng trung ương đang sụt giảm nhanh chóng: từ 65% vào cuối năm 2016 xuống còn 59% vào đầu năm nay.
"Điều này gần như chắc chắn được thúc đẩy bởi các biện pháp khắc nghiệt mà Washington sử dụng để đạt được sự thống trị tiền tệ - cho dù đó là việc bắt các ngân hàng Pháp tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ, các quyết định khiến các chính trị gia Hồng Kông phải trả hàng đống tiền mặt, hay việc đóng băng dự trữ ngoại hối của Nga", - nhà báo Fickling giải thích.
Trong tình huống như vậy, vàng giống như một sự thay thế hấp dẫn, nhưng ngay cả trong trường hợp này cũng có rủi ro: ví dụ, Venezuela đã dính vào kiện tụng với Vương quốc Anh từ 3 năm nay vì trữ lượng kim loại quý của họ trong các ngân hàng ở London, tác giả kết luận.
Thảo luận