Tác giả nhắc lại chính phủ Đức từ bỏ hoạt động của đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc- 2 sau khi Washington chủ động can thiệp vào tình hình, tước đi của mình 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, đồng thời tham gia các lệnh trừng phạt chống Nga, dẫn đến sự cố gián đoạn dòng khí đến châu Âu, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ở lục địa này.
Nhà quan sát nghi ngờ Liên minh châu Âu sẽ có thể loại bỏ hoàn toàn nhu cầu sử dụng tài nguyên hóa thạch, bao gồm khí đốt của Nga, trong tương lai gần và chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo và thân thiện với môi trường hơn.
EU không còn coi việc áp giá trần đối với khí đốt là công cụ phù hợp để chống khủng hoảng năng lượng
8 Tháng Mười Một 2022, 16:53
Hậu quả là, như Pavlovich viết, Liên minh châu Âu sẽ phải trả giá cho sự phục tùng Mỹ với việc mất khả năng cạnh tranh trên tất cả các thị trường trên thế giới, sự suy giảm mức sống của người dân, cũng như "chảy máu chất xám" - những người tài sẽ di tản đến các quốc gia khác.
"Tại sao tất cả những điều này lại xảy ra? Bởi vì người châu Âu ủng hộ cuộc tấn công của Mỹ vào Nga và tất nhiên, vào Trung Quốc. Khi làm như vậy, họ cũng ủng hộ ý tưởng thanh lọc sắc tộc người Nga ở Ukraina, do chế độ Kiev thực hiện, mà xét cho cùng, do Hoa Kỳ đứng sau hậu thuẫn”, - nhà quan sát tổng kết.
Các biện pháp trừng phạt chống Nga
Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Moskva.
Các nước thuộc Liên minh Châu Âu xem xét phương án từ bỏ dầu mỏ và khí đốt của Nga. Nhiều quốc gia tuyên bố đóng băng tài sản của Nga và kêu gọi từ bỏ năng lượng Nga. Tất cả những điều này đã trở thành vấn đề đối với Mỹ và châu Âu, khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng mạnh.